Bằng cách nào hệ thần kinh đã tạo ra sự suy nhược hay sự bồn
chồn.
Hệ thần kinh có thể được xem như một chính phủ. Giống như một
nhà phối hợp, nó thúc đẩy sự kích thích tạo lực và giấc ngủ theo nhu cầu
của thời điểm đó.
Chuyện gì đã xảy ra khi có tình trạng kiệt sức? Cái chính phủ đó bị
đầu độc vì mệt mỏi, thả cho các thông tin tự do qua mà không có sự kiểm
soát. Đó là tình trạng vô chính phủ hoàn toàn. Đương nhiên một vỏ não hoạt
động tốt phải tùy thuộc vào các tế bào thần kinh trong tình trạng tốt, và cũng
phải tùy thuộc vào sự hướng dẫn chính xác của hệ thần kinh.
Nếu có sự kiệt sức, các đường dẫn đó bị phân phối một cách bất
thường. Trong trường hợp mà chúng ta đang quan tâm sẽ có:
a) hoặc một ưu thế bất thường của trì hoãn, đó là suy nhược.
b) hoặc một ưu thế bất thường của sự kích thích, đó là sự bồn chồn.
Trong sự bồn chồn, các trung tâm thần kinh sẽ phản ứng quá mức
với các thông tin nhận được: sự trì hoãn tự nhiên không còn nữa. Người bồn
chồn không thể nào chế ngự được các thôi thúc không cần thiết. Các hành
động của anh ta dường như được khởi động bởi các lò xo thật mạnh trong
khi các tình huống (thông tin) không hề cần đến.
Vả lại hành vi của một người bồn chồn cho thấy sự kiểm soát ý chí
của anh ta rõ ràng đã suy kém. Tại sao vậy? Bởi vì một ý chí thực thụ đòi
hỏi một sự vận hành chính xác của các tế bào thần kinh (thoải mái), mà đến
lượt nó lại phụ thuộc vào sự hoạt động hài hòa của toàn bộ hệ thần kinh. Và
vì thế mà một người bồn chồn không thể nào kiềm hãm lại các phản ứng bị
điều khiển của một bộ não hỗn loạn được. Chúng ta sau này sẽ xem xét làm
sao “cái thắng đó” tùy thuộc vào sự hoạt động tốt của não bộ.
Người bồn chồn “cảm thấy khỏe hơn” người suy nhược.
Trong sự bồn chồn, các ý nghĩ đen tối đều biến mất và thay vào đó là
các trạng thái thật vui tươi và hào hứng. Một sinh khí đáng kể dường như