NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 56

vừa khởi phát. Đã biến mất: cảm giác không hoàn hảo, cảm giác thấp hèn,
sư ngờ vực, do dự. Người bồn chồn không còn do dự, không ngờ vực, trở
nên tự tin như là một kẻ chiến thắng. Nhưng tuy vậy, các cảm giác khó chịu
của sự mệt mỏi tột độ thì vẫn còn hay đã tăng lên.

Trong khi người suy nhược quá bình thản (ức chế) thì người bồn

chồn lại hoạt động thái quá (kích thích). Nhưng năm phút sau đó hay một
năm sau sự bồn chồn đó sẽ lại biến dần thành sự suy nhược mà điều này sẽ
mãnh liệt hơn vì người bồn chồn đã tiêu hao hết các năng lượng dự trữ.

NGƯỜI KIỆT SỨC (BỒN CHỒN) ĐÔI KHI ĐƯỢC THƯỞNG

Có thể nào người ta nghĩ một người kiệt sức được thưởng không?

Không phải cho sự kiệt sức đó, mà chính tại vì nó? Chúng ta hãy xem xét
vấn đề này kỹ hơn một chút và nhìn lại bảng so sánh ở trong phần trước
bằng cách quan sát cho kỹ phần bên phải.

Người kiệt sức thì bồn chồn. Đó là điều hiển nhiên. Anh ta lăng

xăng, nói huyên thuyên, tỏ vẻ rất tự tin, tỏ ra sôi động, tràn đầy năng lượng
và sức lực.

Xã hội quan sát vẻ bên ngoài của anh ta chỉ thấy cái vỏ bánh chứ

không thấy được phần nhân bên trong. Đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai: đôi khi ý chí và sinh lực bị xem một cách sai lầm như

thế này đây:

– Nhiều hoạt động liên tục – cố gắng không ngừng nghỉ – tập trung

vô tận – cắn răng chịu đựng – không biết mệt mỏi – có năng động – áp đặt
sự hiện diện của mình.

Nếu chúng ta nhìn các sự việc theo góc độ đó, thì người bồn chồn

biểu lộ tất cả các khía cạnh của sinh lực và ý chí. Anh ta sẽ được liệt vào
loại những người “có nghị lực” và “kiên quyết”. Người ta không hề nghĩ
đến một người tiều phu, mạnh mẽ và bình thản, lại vui đùa đi làm một trăm
cử động hơn là chỉ làm một mà thôi.

Thế mà người bồn chồn lại làm chính điều đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.