chân lý mà anh ta cảm nhận là siêu nhiên, được thần khai, để giúp cho anh
ta thoát khỏi cơn đau đớn (Jung: Sự hồi phục bằng tâm lý học, 295–6).
Với những người bệnh của tôi đã bước qua ngưỡng cửa nửa cuộc
đời có nghĩa là hơn ba mươi lăm tuổi, không có một người nào mà vấn đề
sâu kín nhất lại không phải là thái độ của anh ta đối với tôn giáo. Mỗi
người trong nhóm bệnh nhân đó đều bệnh hoạn, mà trong lần khám nghiệm
sau cùng, đã đánh mất đi cái mà một tôn giáo sinh động, vào bất cứ lúc
nào, đã ban tặng cho các môn đồ của nó, và không một người nào đã hồi
phục mà đồng thời tìm lại được niềm tin tôn giáo phù hợp với chính mình.
(Cũng đoạn ấy trang 282).
4. TÂM LÝ HỌC, TỰ DO VÀ TỘI LỖI
Một nhà tâm lý học là người đầy tớ phục hồi lại sự tự do. Liệu pháp
tâm lý chỉ có mỗi một mục đích: giải thoát “người bệnh” khỏi các nỗi sợ hãi
có khi là vô thức, thúc đẩy người đó phải che giấu sự thật, và áp dụng cách
cư xử của con đà điểu.
Các bạn đã biết rằng từ một nền giáo dục sai lệch, con người yếu
kém sau đó luôn đáp lại chỉ với duy nhất một câu trả lời (câu tồi nhất) “như
một cây đàn được lên dây cho mỗi một loại nhạc mà thôi”. Các bạn không
được quên rằng điều này luôn là chân lý mặc cho con người là một “bệnh
nhân” tâm thần. Trị liệu pháp bằng tâm lý học sẽ làm chính xác những gì
cần thiết để cho con người này – mà sự tự do của anh ta đã bị trói buộc – có
thể hành xử lại, hoặc nói tóm lại, hành động như một người tự do, như một
người tin chắc rằng định mệnh của mình tùy thuộc hoàn toàn vào chính bản
thân mình.
Còn điều liên quan đến tội lỗi, sẽ là điều ấu trĩ khi nghĩ khoa tâm lý
học loại bỏ hoàn toàn khái niệm tội lỗi.
Dĩ nhiên là bạn có thể đọc trong suốt tác phẩm này, có vài đoạn nói
về cảm giác tội lỗi, có thể làm hỏng đi cả một đời người. Nhưng đó chỉ là
một tội lỗi giả hiệu mà thôi.