NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 97

người bảo hộ không? Và đối với những người anh giúp đỡ, có phải anh ta
có “quen biết nhiều không”?…

Tất nhiên là khi anh ta xin xỏ cho chính mình, cái mặc cảm thấp hèn

sẽ lộ ra, và sự vụng về của anh ta sẽ đưa anh ta đến thất bại. Vả lại, mọi
người đều quá quen với thái độ “Đức ông Thập Toàn”, anh ta sẽ không bao
giờ nghĩ đến việc xin xỏ cho chính mình, nếu đó không phải là những công
việc hết sức béo bở… mà anh ta sẽ miễn cưỡng chấp nhận.

Đúng là một vòng luẩn quẩn… Đức ông đó, dù cho có nghèo đi nữa,

luôn vẫn là một đức ông nghèo. Làm sao anh ta có thể làm khác được, bởi
vì sự an toàn của anh ta tùy thuộc vào cái vai trò của anh ta mà những người
khác tưởng rằng cái vẻ bên ngoài đó là thật.

Về cơ bản, một người như thế luôn bị mặc cảm thua kém và có một

sự nhục nhã sâu đậm.

Như thế, người cầu toàn trở thành một người mà thái độ phải tùy

thuộc chặt chẽ vào người khác, và do đồng loại áp đặt. Nhưng sự cầu toàn là
một bù trừ của mặc cảm tự ti trước những người khác. Như thế nó là một
thách thức (bên trong là hung hãn) được ném vào những người khác.

Và chúng ta có:

– sự nhút nhát trước những người khác… điều đó dẫn đến…

– thách thức những người khác…… điều đó dẫn đến…

– sự từ khước những người khác… điều đó dẫn đến…

– một dáng bên ngoài hoàn thiện…. điều đó dẫn đến…

– sự cần đến những người khác.

Như thế, người ta thấy rõ có sự mâu thuẫn quan trọng ở đây: anh ta

gạt những người khác qua một bên nhưng anh ta lại cần đến chính những
người đó để hô vang sự hoàn thiện của mình!

Và vì người cầu toàn luôn phải ở trong tình trạng thách thức, nên

anh ta luôn coi mình như là một người độc lập. Nhưng anh ta không thể nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.