là người độc lập bởi vì sự an toàn của anh ta phải tùy thuộc vào ý kiến của
người khác. Anh ta sẽ gạt bỏ một cách quá đáng cái ý nghĩ “đám đông” với
danh nghĩa của một người độc lập. Nhưng đám đông đó lại tung hô anh ta,
nhưng không sao đâu, bởi vì anh ta sẽ không gạt bỏ họ nữa, với điều kiện là
họ phải tuyên bố tính ưu việt và sự hoàn thiện của anh ta.
Vả lại người cầu toàn luôn lo hãi với chính mình. Bởi vì anh ta luôn
phải chìm đắm trong sự mâu thuẫn của cái “tôi” và cái mà anh ta “có vẻ”.
Và dù anh ta chỉ một mình, những người khác luôn vẫn có mặt; đến lúc này
anh ta tạo ra cho mình những loại vũ khí khác, hoặc nghiền ngẫm ý kiến của
họ…
Như người nhút nhát, người cầu toàn cũng bị ức chế.
Là điều tất nhiên! Tính tự nhiên đã chết nơi anh ta rồi, nếu không nó
sẽ để lộ ra bản chất thật của anh ta… Những “tự nhiên” duy nhất được kiểm
soát của anh ta chỉ là những thứ phải tương ứng với dáng vẻ bên ngoài của
anh ta mà thôi: chẳng hạn như sự thẳng thắn, lòng tốt, sự trung thực, sự
phẫn nộ đáng mến.
Người cầu toàn là một con người cô độc. Không phải vì khôn ngoan,
mà trái lại! Nhưng vì sợ phải bước tới và để lộ ra mình. Đó là một người với
nội tâm khô khan mà chỉ liệu pháp tâm lý mới có thể trả anh ta về với con
người thật của mình.
Tôi tóm tắt lại quá trình: Cầu toàn = dáng vẻ bên ngoài = tự an toàn
xuất phát từ tình trạng bất an.
Tình trạng bất an = nhút nhát = đau khổ = giải pháp (phải thoải mái,
phải ưu việt) = không thể nào thoải mái vì nhút nhát = phải tỏ vẻ thoải mái
= hoàn thiện việc “phải tỏ vẻ thoải mái” để không một ai biết được sự thật =
dửng dưng = hoàn thiện trong dửng dưng = hoàn thiện thái độ, lời nói, kiến
thức, tâm lý = sự ức chế những “tự nhiên” = khô khan = cô độc
NGƯỜI HUNG HÃN
Một cánh cửa. Trên cánh cửa đó có một tấm biển: