NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 7

ghi nhớ để có thể nhận diện ngụy biện (hay sáng tạo ra các ngụy biện
cho mục đích cá nhân của bạn.)

Nguyên tắc #1: Kết luận mà không cần có đủ thông tin

Nguyên tắc đầu tiên để xây dựng (hay nhận ra) một ngụy biện là

rút ra kết luận từ quá ít thông tin cơ sở.

Chẳng hạn tôi nói: “Người Việt Nam chi tiêu rất nhiều vì những

người bạn học của tôi đều chi tiêu nhiều” thì tôi đã phạm vào ngụy
biện. Ở đây bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng tôi không thể dùng
thông tin về số ít những người bạn học mà tôi quen biết để rút ra
kết luận cho toàn bộ người Việt Nam được (chưa kể có thể tôi chỉ
thấy họ khi họ đang mua sắm và không phải lúc nào họ cũng làm
việc đó.)

Nguyên tắc #2: Không đoái hoài đến những khả năng khác

Hai sự kiện xảy ra đồng thời có thể chung tay dẫn đến một kết

quả hoặc chỉ một trong hai sự kiện đó tạo ra kết quả, sự kiện còn lại
chỉ xảy ra mà không mang lại kết quả liên quan nào. Bằng cách
nhìn vào một hay hai sự kiện và đưa ra kết luận mà không đoái hoài
đến những khả năng khác, người lập luận đã phạm phải một ngụy
biện.

Chẳng hạn, các nhà báo kinh tế đôi khi lập luận rằng nguyên

nhân duy nhất khiến giá vàng tăng là do chỉ số giá tiêu dùng CPI
(hàn thử biểu của lạm phát) của Việt Nam tăng cao và đẩy giá vàng
lên. Lý do cho phát biểu trên là vì mỗi khi chỉ số CPI tăng thì giá
vàng cũng tăng.

Kết luận trên có thể đúng về mặt kinh tế học nếu chúng ta làm

những phân tích chi tiết về giá vàng và chỉ số CPI. Tuy nhiên, về
mặt suy luận logic đây là một ngụy biện. Có thể là chỉ số CPI đã đẩy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.