Chúng tôi quãng lưới dọc theo hai bờ khô cạn
Quãng lưới vào các hiệu buôn, các kho thóc, kho đồ.
– Khoan, không được đánh những người đã ngã…
– Ông nội ơi, cẩn thận đấy!
Một lúc sau, Rubtsov, tôi và năm người nữa ‒ cả thù lẫn bạn ‒ bị giải về
đồn. Bóng tối tĩnh mịch của đêm thu tiễn chúng tôi với những tiếng hát
hùng mạnh:
Ôi, chúng tôi tóm được bốn chục chú cá măng
Có thề đem về khâu áo da để mặc!
– Những con người trên sông Volga thật tốt biết bao! ‒ bác Rubtsov nói
với vẻ khâm phục.
Bác xì mũi, khạc nhổ không ngớt và thì thầm bảo tôi: “Cháu trốn đi! Tìm
dịp mà trốn! Cháu bò vào đồn này làm gì?”
Tôi, và theo sau tôi là một chàng thủy thủ nào đó cao lêu nghêu, chạy bổ
vào một cái ngõ, nhảy qua một hàng rào, rồi một hàng rào nữa. Và từ đêm
đó tôi không bao giờ gặp lại Nikita Rubtsov thông minh và yêu quý nhất
của tôi nữa.
Quanh tôi trở nên vắng vẻ. Những phong trào phản đối của sinh viên bắt
đầu nổ ra. Ý nghĩa của những phong trào ấy tôi không hiểu, duyên cớ vì sao
tôi cũng không rõ. Tôi chỉ nhìn thấy những cảnh nhốn nháo vui mắt mà
không cảm nhận được những tấn bi kịch ở bên trong. Và tôi đã nghĩ rằng vì
cái diễm phúc được học tập ở trường đại học, tôi có thể chịu đựng được
ngay cả những sự hành hạ, Giả sử nếu như người ta bảo tôi: “Cho mày đi
học đấy, nhưng muốn thế mỗi Chủ nhật mày phải để chúng tao lấy gậy
đánh cho mày một trận ở giữa quảng trường Nikolayevskaya!” có lẽ tôi
cũng nhận điều kiện ấy.
Đến xưởng bánh mì của Semyonov, tôi nghe nói anh em công nhân sắp
sửa đi tới trường đại học để đánh anh em sinh viên.
– Chúng ta sẽ dùng tạ để nện! ‒ Họ nói với vẻ ác ý đầy sảng khoái.