Hằng ngày, họ ăn xúp củ cải đỏ với bánh mì và khoai tây, đôi lúc ăn
tấm, mì ống, hãn hữu có đậu Hà Lan, còn thịt- có lẽ chỉ vào dịp lễ Phục
sinh. Đôi khi ngay cả cái đó trong nhà cũng không lo nổi, lúc bấy giờ
không cần trông coi bếp lò nữa, bà quả phụ may vá quần áo cũ cho các
con. Thằng nhỏ Wojtek khóc, còn Antek không có việc gì làm trong
bữa trưa liền đi đánh ruồi và sau bữa tiệc như vậy lại đi ra ngoài sân để
bào những cái thang, hàng rào, cối xay gió và những thứ thiêng liêng
của mình. Cậu đẽo cả những bức tượng để thờ cúng, đúng ra là lúc ban
đầu,tượng không có mặt và tay.
Cuối cùng, ông bạn Andrzej, người bạn thân trung thành của gia đình
côi cút, đã lo cho Antek vào làm ở chỗ một người thợ rèn làng bên. Một
Chủ nhật, họ đi đến đó với người đàn bà góa và cậu bé. Người thợ rèn
nhận họ khá nhiệt thành. Thử tay và bả vai cậu bé, biết rằng ở tuổi ấy
cậu hoàn toàn đủ sức lực, ông liền nhận cậu vào làm có thời hạn, không
lương và chỉ trong sáu năm.
Thật kinh khủng và buồn rầu khi thấy cậu bé nhìn theo mẹ khóc lóc,
ông già Andrzej chia tay cậu và người thợ rèn ra sao, và cả khi họ đã
khuất bóng sau vườn cây, đi trên đường về nhà. Cậu còn buồn hơn, khi
ngủ đêm đầu tiên dưới mái nhà lạ, trong nhà để rơm, giữa những cậu bé
nhà thợ rèn không quen biết với mình, những kẻ đã ăn mất của cậu suất
cơm tối và trước khi đi ngủ còn nện cho cậu vài cú đấm để dọn đường
cho một tình bạn tốt đẹp.
Còn ngày hôm sau, mới sáng tinh mơ, họ đã cùng đi đến lò rèn. Khi
người ta đốt lò, Antek bắt đầu thổi ống bễ to đùng, còn những đứa khác
thì hát cùng người thợ cả: “Khi vầng đông bừng sáng”, họ bắt đầu nện
búa vào thanh sắt nóng chảy - lúc bấy giờ trong cậu bé như bừng tỉnh
một tinh thần mới. Tiếng kêu của kim loại, nhịp đập đều đặn, bài hát,
đáp lại âm thanh ấy đến rừng cây cũng rung lên xào xạc - tất cả mọi thứ
đều làm cậu bé say mê... Hình như trong trái tim cậu những thiên thần
trên trời đã kéo căng các dây đàn mà từ trước đến nay những đứa trẻ
nông thôn chưa từng được biết đến và các dây đàn đó mãi đến hôm nay