Romania, và giữa Romania và Bulgaria. Cách đây hơn hai ngàn năm,
Danube là một trong những đường biên giới của Đế chế La Mã, và rồi nhờ
đó lại biến thành một trong những tuyến giao thương tuyệt vời của thời
Trung cổ và lập nên các thành phố thủ đô hiện tại, là Vienna, Bratislava,
Budapest và Belgrade. Nó cũng tạo thành biên giới tự nhiên của hai đế chế
tiếp theo, đế quốc Áo-Hung và đế quốc Ottoman. Khi mỗi đế chế phải co rút
lại, từ trong lòng nó các dân tộc lại trỗi lên một lần nữa, cuối cùng trở thành
những quốc gia dân tộc (nation state). Tuy nhiên, địa lý của lưu vực Danube,
đặc biệt là ở đầu phía nam của nó, giúp chúng ta giải thích tại sao có quá
nhiều quốc gia nhỏ tại đây nếu so sánh với các quốc gia lớn trong và xung
quanh Đông bằng Bắc Âu. Các nước Bắc Âu vốn giàu có hơn so với các
nước phía nam trong mấy thế kỷ. Bắc Âu công nghiệp hóa sớm hơn so với
Nam Âu và vì vậy thành công hơn về mặt kinh tế. Vì nhiều quốc gia phía
bắc cấu thành khu vực trung tâm của Tây Âu, các liên kết thương mại của họ
dễ duy trì hơn, và các nước láng giềng thịnh vượng có thể giao dịch với
nhau - trong khi, chẳng hạn, Tây Ban - Nha muốn giao dịch phải vượt qua
dãy núi Pyrenees, hoặc trông chờ vào những thị trường hạn hẹp của Bồ Đào
Nha và Bắc Phi.
Cũng có lý thuyết không thể chứng nghiệm nói rằng sự thống trị của
Công giáo ở Nam Âu đã khiến vùng này trì trệ, trong khi đạo đức lao động
của phái Tin lành góp phần thúc đẩy các quốc gia phía bắc phát triển cao
hơn.