Lưu vực sông Danube minh họa những lợi thế địa lý của địa hình ở
châu Âu; các con sông nối liền nhau trên một bình nguyên bằng phẳng tạo ra
các biên giới tự nhiên và một mạng lưới giao thông đường sông thuận tiện,
thúc đẩy một hệ thống thương mại bùng phát.
Mỗi lần ghé thăm thành phố Munich thuộc bang Bavaria (Bayern), tôi
đều suy ngẫm về lý thuyết này, và khi lái xe qua những thánh đường sáng
láng là tổng hành dinh của BMW, Allianz và Siemens, tôi lại thấy có lý do
để nghi ngờ nó. Tại Đức, 34% dân số là người Công giáo, và đại đa số dân
Bavaria cũng là người Công giáo, nhưng các khuynh hướng tôn giáo dường
như không ảnh hưởng đến sự tiến bộ của họ, cũng không lay chuyển được
việc họ một mực cho rằng dân Hy Lạp nên làm việc chăm chỉ hơn và nộp
thuế nhiều hơn.
Sự tương phản giữa Bắc Âu và Nam Âu một phần cũng do Nam Âu có
ít đồng bằng ven biển thích hợp cho nông nghiệp, và chịu nhiều hạn hán và
thiên tai hơn so với Bắc Âu, mặc dù các tai họa này ở quy mô nhỏ hơn so
(với các khu vực khác trên thế giới. Như chúng ta đã thấy ở chương Một,
Đồng bằng Bắc Âu là một hành lang chạy dài từ Pháp đến dãy Ural ở Nga,
phía bắc tiếp giáp với biển Bắc và biển Baltic. Vùng đất này cho phép canh
tác nông nghiệp thành công trên quy mô lớn, và các tuyến đường thủy giúp
cho việc vận chuyển mùa màng và các hàng hóa khác được thuận tiện dễ
dàng.
Trong tất cả các quốc gia trên dải đồng bằng này, Pháp có được vị trí
tốt nhất để tận dụng lợi thế của nó. Pháp là nước châu Âu duy nhất là một
thế lực ở cả Bắc Âu cũng như Nam Âu. Quốc gia này bao gồm dải đất màu
mỡ với diện tích lớn nhất ở Tây Âu, và nhiều con sông của xứ sở này được
kết nối với nhau; một dòng sông chảy về phía tây đến tận Đại Tây Dương
(sông Loire), phía nam là một dòng khác chảy đến Địa Trung Hải (sông
Rhône). Những nhân tố này, cùng với độ bằng phẳng tương đối của Pháp,