bình, điều này dường như là gieo rắc hoang mang - Đức là một trong những
thành viên hiếu hòa và dân chủ nhất của gia đình châu Âu; nhưng nhìn qua
lăng kính của bảy thế kỷ chiến tranh châu Âu, điều này không thể bị loại trừ.
Đức quyết tâm giữ mình là một thành viên tốt của châu Âu. Bằng bản
năng, người Đức biết rằng nếu EU phân mảnh, những nỗi sợ hãi xưa cũ đối
với nước Đức sẽ xuất hiện trở lại, đặc biệt hiện nay khi Đức là quốc gia
đông dân và giàu có nhất châu Âu, với 82 triệu dân và nền kinh tế lớn thứ tư
thế giới. Liên minh thất bại cũng sẽ gây tổn hại cho Đức về mặt kinh tế:
quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba thế giới không muốn nhìn thấy
mảng thị trường gần nó nhất rơi vào chủ nghĩa bảo hộ. (Đó là lý do tại sao
vào mùa hè năm 2015, sau cuộc tranh cãi gay gắt về Hy Lạp, Đức đã dẫn dắt
cuộc thảo luận về việc liệu các nước trong khu vực đồng euro có nên thành
lập một liên minh tài chính thực sự hay không. Việc này sẽ đòi hỏi một mức
độ hội nhập chủ quyền chưa từng thấy ở châu Âu, với một ngân sách chung
được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên. Nếu được chấp nhận, nó sẽ mang
lại hình ảnh thay thế rõ ràng hơn về một “châu Âu hai tốc độ”, một nhóm
gồm các quốc gia đồng euro “liên bang hóa“ (vẫn do Đức thống trị) và phần
còn lại của EU.]
Quốc gia dân tộc Đức (German nation state
), mặc dù chưa đầy 150
tuổi, giờ đây là sức mạnh không thể thiếu của châu Âu. Trong các vấn đề
kinh tế, Đức là vô song, nó nói năng nhẹ nhàng nhưng vác theo một cây gậy
khổng lồ hình đồng tiền euro, và cả lục địa lắng nghe: Tuy nhiên, về chính
sách đối ngoại toàn cầu, Đức luôn phát biểu nhẹ nhàng, đôi khi còn chẳng
nói một lời nào, và né tránh bạo lực.
Cái bóng của Chiến tranh Thế giới II vẫn còn lơ lửng trên nước Đức.
Hoa Kỳ, và sau cùng là Tây Âu, sẵn sàng chấp nhận việc Đức tái vũ trang vì
mối đe dọa Liên Xô, nhưng Đức tái vũ trang gần như miễn cưỡng và không
thích sử dụng sức mạnh quân sự của mình. Đức đóng một vai phụ ở Kosovo
và Afghanistan, nhưng đã chọn đứng ngoài cuộc xung đột Libya.