NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ - Trang 125

Âu. Cả hai tổ chức còn có thể được chắp vá lại, nhưng nếu không, theo thời
gian cả hai có thể tan rã hoặc không còn thích hợp nữa. Đến lúc đó, chúng ta
sẽ quay trở lại một châu Âu với những quốc gia dân tộc có chủ quyền, với
việc mỗi một nhà nước đều tìm kiếm đồng minh trong một thế cân bằng của
hệ thống quyền lực. Đức một lần nữa sẽ lo sợ bị bao vây bởi Nga và Pháp,
Pháp sẽ lại lo sợ người láng giềng lớn hơn của mình, và tất cả chúng ta sẽ
quay trở lại đầu thế kỷ 20.

Đối với người Pháp, đây là một cơn ác mộng. Họ đã thành công trong

việc trói chặt nước Đức vào EU, chỉ để nhận ra rằng sau khi Đức tái thống
nhất, Pháp trở thành đối tác yếu thế hơn trong một cỗ máy động cơ kép mà
họ đã từng hy vọng sẽ được lèo lái. Điều này đặt ra cho Paris một vấn đề
dường như không thể giải quyết được. Trừ khi Paris lặng lẽ chấp nhận rằng
Berlin lĩnh xướng châu Âu, còn không Pháp có nguy cơ làm Liên minh châu
Âu suy yếu hơn nữa. Nhưng nếu Pháp chấp nhận vai trò lãnh đạo của Đức,
khi đó sức mạnh của chính họ sẽ bị suy giảm.

Pháp có khả năng đưa ra một chính sách đối ngoại độc lập, mà thực sự,

với chương trình ngăn chặn hạt nhân “Force de frappe” (Lực lượng Tấn
công), với các vùng lãnh thổ hải ngoại và các lực lượng vũ trang được hậu
thuẫn bởi tàu sân bay của mình, Pháp đã làm như vậy - nhưng họ chỉ hoạt
động an toàn khi biết chắc sườn phía đông của mình được bảo đảm và có thể
nhướng mắt lên trên đường chân trời.

Cả Pháp và Đức hiện đang làm tất cả để giữ Liên minh châu Âu: họ coi

nhau như những đối tác tự nhiên. Nhưng chỉ mình Đức có Kế hoạch B -
nước Nga.

Giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh đã chứng kiến hầu hết các cường

quốc lục địa cắt giảm ngân sách quân sự và lực lượng vũ trang của họ. Cú
sốc của cuộc chiến tranh Nga-Georgia năm 2008 và việc sáp nhập Crimea

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.