thể định cư hạn chế, hầu hết dân cư sống ở vùng núi; các sa mạc lớn và đồng
bằng muối trong nội địa lran không phải là nơi con người có thể sinh sống.
Chỉ mỗi việc chạy xe qua các vùng này cũng đủ khiến người ta nhụt chí, và
sinh sống ở đó là một cuộc tranh đấu ít người dám dấn thân.
Có hai dãy núi khổng lồ ở Iran: dãy Zagros và dãy Elburz. Dãy Zagros
chạy từ phía bắc, xuống chín trăm dặm dọc theo biên giới giữa Iran với Thổ
Nhĩ Kỳ và lraq, kết thúc ở gần eo biển Hormuz trong vùng Vịnh. Trong nửa
phía nam của dãy núi có một đồng bằng về phía tây, nơi sông Shatt al-Arab
chia cắt Iran và Iraq. Đây cũng là nơi có các mỏ dầu lớn của Iran, các mỏ
khác nằm ở phía trung tâm đất nước. Tổng trữ lượng dầu trong các mỏ này
được cho là lớn thứ ba trên thế giới. Dẫu vậy, Iran vẫn còn tương đối nghèo
do quản lý yếu kém, tham nhũng, địa hình miền núi cản trở các kết nối giao
thông và do các biện pháp trừng phạt kinh tế đã phần nào ngăn chặn một số
lĩnh vực công nghiệp có thể hiện đại hóa.
Dãy Elburz cũng bắt đầu ở phía bắc, nhưng dọc theo biên giới với
Armenia. Nó chạy dọc toàn bộ chiều dài của bờ phía nam biển Caspi và nối
vào biên giới với Turkmenistan trước khi hạ dân độ cao khi đến
Afghanistan. Đây là dãy núi bạn có thể nhìn thấy từ thú đô Tehran, cao chót
vót phía trên thành phố về phía bắc. Elburz mang lại cảnh quan ngoạn mục,
cũng như một bí mật được cất giữ còn hơn cả dự án hạt nhân của lran: điều
kiện trượt tuyết hết sức tuyệt vời trong vài tháng mỗi năm.
Iran được che chở bởi địa lý như vậy, với núi non bao bọc ba mặt, đầm
lầy và nước ở mặt thứ tư. Người Mông Cổ là lực lượng cuối cùng có thể tiến
vào lãnh thổ này năm 1219-1221, và kể từ đó, những kẻ tấn công đã phải tự
chuốc lấy tiêu vong khi cố vượt qua vùng núi non này. Vào thời điểm Chiến
tranh vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003, ngay cả Hoa Kỳ, lực lượng thiện
chiến nhất mà thế giới từng thấy, cũng không dám rẽ phải khi tiến vào lraq
từ phía nam, họ tự biết rằng kể cả với hỏa lực áp đảo, lran cũng không phải