bài Do Thái gợi nhớ về tờ báo tuyên truyền của Đức Quốc xã Der Sturmer
vốn khá nổi tiếng. Hết tuần này đến tuần khác, hình ảnh những vị Imam cực
đoan với những phát ngôn gây sốc được bố trí vào các chương trình truyền
hình ở khung giờ vàng.
Những người phương Tây biện hộ cho loại hành vi này đôi khi bị trói
chân trói tay vì sợ bị coi là một trong những kẻ “theo chủ nghĩa phương
Đông“ (Orientalists) của Edward Said. Họ phản bội các giá trị tự do của
mình bằng cách phủ nhận tính phổ quát của chúng. Những người khác, ngây
thơ nói rằng những lời kích động giết chóc như vậy không phải là phổ biến
và phải được xem xét trong bối cảnh của ngôn ngữ Ả-rập, thứ ngôn ngữ có
thể dẫn người ta đến chỗ lộng ngôn không thực tế. Điều này thể hiện sự
thiếu hiểu biết của họ về cuộc sống “đường phố Ả-rập”, vai trò của truyền
thông Ả-rập chính thống và một thái độ không chịu hiểu rằng khi những con
người đây hận thù phát ngôn điều gì đó, họ thực sự có ý như vậy.
Khi Hosni Mubarak bị hất khỏi chức vụ tổng thống Ai Cập, quả thực
chính sức mạnh của dân chúng đã lật đổ ông ta, nhưng điều mà thế giới bên
ngoài không nhìn thấy là quân đội đã chờ đợi nhiều năm để có cơ hội loại bỏ
Mubarak và người con trai ông là Gamal, và chiến địa trên đường phố đã
cung cấp tấm màn sân khấu mà họ cần. Chỉ đợi đến khi Hội Anh em Hồi
giáo kêu gọi những người ủng hộ nó ra mặt, rằng che đậy thế là đủ rồi. Chỉ
có ba thiết chế ở Ai Cập: Đảng Dân chủ Quốc gia của Mubarak, quân đội và
Hội Huynh đệ Hồi giáo. Hai tổ chức thứ hai và thứ ba đã tiêu diệt tổ chức
thứ nhất, sau đó Hội Huynh đệ Hồi giáo đã thắng trong cuộc bầu cử và bắt
đầu biến Ai Cập thành một nhà nước Hồi giáo, để rồi phải trả giá bằng việc
chính nó bị lật đổ bởi sức mạnh thực sự ở xứ này - quân đội.
Phe Hồi giáo vẫn là thế lực thứ hai, mặc dù hiện nay họ hoạt động
ngầm. Khi các cuộc biểu tình chống Mubarak lên đến đỉnh cao, các cuộc tụ
tập ở Cairo đã thu hút mấy trăm nghìn người. Sau sự sụp đổ của Mubarak,