họ; các bộ phận của Liên bang Nga - ví dụ như Chechnya và Dagestan ở
vùng Caucasus - vẫn giữ cảm nhận ấy cho tới nay.
Vào cuối thế kỷ trước, do căng mình quá sức, chỉ tiêu nhiều hơn lượng
tiền kiếm được, nền kinh tế của ngôi nhà thương điên trên một vùng đất
không dành cho con người và thất bại ở vùng núi non Afghanistan, tất cả đã
dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và chứng kiến Đế quốc Nga ít nhiều
co rút về hình dạng của thời kỳ tiền cộng sản, với biên giới phía châu Âu kết
thúc ở Estonia, Latvia, Belarus, Ukraine, Georgia và Azerbaijan. Cuộc xâm
lược của Liên Xô vào Afghanistan năm 1979, nhằm hỗ trợ chính phủ cộng
sản Afghanistan chống lại du kích quân Hồi giáo chống cộng sản, chưa bao
giờ nhằm đem lại những niềm hân hoan của chủ nghĩa Marx-Lenin cho
người dân Afghanistan. Mục đích của nó vẫn luôn nhằm đảm bảo cho
Moscow quyền kiểm soát không gian này để ngăn chặn bất kỳ thế lực nào
khác làm điều tương tự:
Điều quan trọng là cuộc xâm chiếm Afghanistan còn đem lại hy vọng
cho giấc mơ Nga vĩ đại rằng quân đội của họ có thể “giặt ủng trong làn nước
ấm áp của Ấn Độ Dương” - theo lời của chính trị gia Nga theo chủ nghĩa
dân tộc cực đoan Vladimir Zhirinovsky - và nhờ đó đạt được một thứ Nga
chưa bao giờ có: một hải cảng nước ấm không bị đóng băng vào mùa đông,
cho phép tự do tiếp cận các tuyến thương mại chủ chốt của thế giới. Các hải
cảng trên Bắc cực, như Murmansk, đóng băng vài tháng mỗi năm:
Vladivostok, cảng lớn nhất của Nga ở Thái Bình Dương, bị đóng băng trong
khoảng bốn tháng và bao quanh là biển Nhật Bản, vốn là vùng biển người
Nhật chỉ phối. Điều này không chỉ làm ngưng trệ dòng chảy thương mại; nó
còn ngăn chặn hạm đội Nga hoạt động như một thế lực toàn cầu. Ngoài ra,
vận tải đường thủy rẻ hơn nhiều so với đường bộ hoặc đường không. Tuy
nhiên, giấc mơ về những tuyến đường biển nước ấm mở ra đại dương đã
tuột dần khỏi tay nước Nga, và nay có lẽ còn xa vời hơn so với 200 năm về
trước. Trải nghiệm Afghanistan đôi khi còn được gọi là “Cuộc chiến Việt
Nam của Nga”. Nhưng còn hơn thế nữa, những đồng bằng Kandahar, và