quốc gia này đều tự sản xuất năng lượng và không phải nhờ vào phe nào để
đảm bảo cho an ninh hoặc thương mại của họ.
Nhóm các nước thân Nga gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Belarus và Armenia: Nền kinh của các nước này gắn liền với Nga giống như
phần lớn nền kinh tế của Đông Ukraine thuộc vào Nga (một lý do nữa cho
cuộc nổi dậy ở đó). Quốc gia lớn nhất trong số này, Kazakhstan, dựa dẫm
vào Nga về mặt ngoại giao, và nhóm dân cư thiểu số thuộc sắc tộc Nga của
nước này khá lớn và đã được hòa nhập chặt chẽ vào xã hội Kazakhstan.
Năm quốc gia này, ngoại trừ Tajikistan đã tham gia cùng Liên bang Nga
trong Liên minh kinh tế Á-Âu mới (một kiểu tổ chức Liên minh châu Âu
của các nước nghèo), lần đầu kỷ niệm ngày thành lập vào tháng Một năm
2016. Và cả năm nước đều nằm trong liên minh quân sự với Nga gọi là tổ
chức liên minh quân sự tập thể (Collective Security Treaty Organization –
CSTO). CSTO loay hoay trầy trật bởi một cái tên không thể thu gọn thành
một từ, và bởi bản chất của một khối Warsaw bị hạ cấp. Nga vẫn duy trì sự
hiện diện quân sự tại Kyrgyzstan, Tajikistan, Armenia.
Sau cùng là những quốc gia thân phương Tây, trước đây họ nằm trong
khối hiệp ước Warsaw, nhưng nay tất cả đều đã gia nhập vào NATO và Liên
minh châu Âu: Balan, Latvia, Lithuania, Estonia, Séc, Bulgaria,
Hungary, Slovakia, Albania và Romania. Không phải trùng hợp ngẫu nhiên
mà nhiều quốc gia trong số này là những nước từng bị ảnh hưởng nặng nề
nhất dưới chế độ chuyên quyền Liên Xô. Cộng thêm Georgia, Ukraine và
Moldova, đều muốn tham gia vào cả hai tổ chức trên nhưng đang bị giữ
ngoài tầm tay do nằm sát Nga về địa lý và do cả ba đều có quân đội Nga
hoặc quân của phe thân Nga trên đất của họ. Việc bất kỳ quốc gia nào trong
số này trở thành thành viên của NATO có thể là môi lửa cho một cuộc chiến
tranh.