Chính Tổng thống Nixon trong thập niên 1970 là người đầu tiên tuyên
bố “Cuộc chiến chống ma túy”, giống như “Cuộc chiến chống khủng bố”,
đây là một khái niệm hơi mơ hồ, một cuộc chiến không thể giành được chiến
thắng. Tuy nhiên, mãi cho đến đầu thập niên 1990, Washington mới trực tiếp
chiến đấu với các tập đoàn ma túy Colombia, với sự hỗ trợ công khai của
chính phú Colombia. Nước này cũng đã thành công trong việc phong tỏa
nhiều tuyến đường hàng không và hàng hải từ Colombia vào Hoa Kỳ.
Các tập đoàn ma túy đáp trả bằng cách tạo ra một tuyến đường bộ
xuyên qua Trung Mỹ và Mexico, vào vùng tây nam Hoa Kỳ. Tuyến đường
này một phần đi theo Xa lộ Liên Mỹ, chạy từ nam chí bắc ngược lên phía
trên lục địa: Ban đầu xa lộ này được thiết kế để vận chuyển hàng hóa tới
những nước khác nhau, hiện nay nó cũng được sử dụng để vận chuyển ma
túy lên phía bắc đến Hoa Kỳ. Điều này đến lượt nó dẫn đến việc các băng
đảng ma túy Mexico cũng vào cuộc bằng cách làm bảo kê cho các tuyến
đường và sản xuất sản phẩm của riêng mình. Ngành kinh doanh hàng tỉ đô la
này đã châm ngòi cho những cuộc chiến tranh giữa các băng đảng địa
phương, những kẻ chiến thắng sử dụng sức mạnh và tiền bạc mới kiếm được
để thâm nhập, hối lộ cảnh sát và quân đội Mexico, rồi len lỏi vào tầng lớp
tinh hoa của chính trị và kinh doanh.
Tình hình này cũng có những nét tương đồng với việc buôn bán ma túy
tại Afghanistan. Nhiều nông dân Afghanistan trồng cây thuốc phiện đã đáp
trả những nỗ lực của NATO nhằm phá hủy phương kế sinh nhai truyền thống
của họ bằng cách cầm súng hoặc hỗ trợ cho Taliban. Phát động “Cuộc chiến
chống ma túy” có thể là chính sách của chính phủ, nhưng điều đó không có
nghĩa là các mệnh lệnh sẽ được thi hành ở các chính quyền địa phương, nơi
các lãnh chúa ma túy Afghanistan đã xâm nhập. Ở Mexico cũng vậy.
Trong suốt chiều dài lịch sử, các chính phủ nối tiếp nhau tại Mexico
City chưa bao giờ nắm vững quyền kiểm soát đất nước. Hiện nay đối thủ của
nó, các tập đoàn ma túy, có các nhánh bán quân sự được vũ trang chẳng kém