Trung Quốc, như chúng ta đã thấy trong chương Hai, có mưu đồ trở
thành một cường quốc toàn cầu, và để đạt được mục tiêu đó, nước này cần
giữ các tuyến đường biển mở rộng cho các hoạt động thương mại và hải
quân của mình. Kênh đào Panama cũng có thể là một lối đi trung lập, nhưng
xét cho cùng thì nó phụ thuộc vào thiện chí của Hoa Kỳ. Vì vậy, tại sao
không xây dựng con kênh của riêng mình trên tuyến đường dẫn vào
Nicaragua? Xét cho cùng, 50 tỷ đô la đối với một siêu cường đang lớn mạnh
có ý nghĩa gì đâu?
Dự án Nicaragua Grand Canal được tài trợ bởi một doanh nhân Hồng
Kông tên là Wang ]Jing, người đã kiếm được rất nhiều tiền từ ngành viễn
thông nhưng không có chút kinh nghiệm nào về xây dựng, chưa nói đến việc
làm chủ một trong những dự án xây dựng tham vọng nhất trong lịch sử thế
giới. Wang khăng khăng nói rằng chính phủ Trung Quốc không tham gia vào
dự án. Với bản chất của văn hóa kinh doanh Trung Quốc và sự tham gia của
chính phủ trong mọi khía cạnh của cuộc sống, điều này là không bình
thường.
Ước tính chi phí 50 tỷ đô la cho dự án, do được dự kiến hoàn thành vào
đầu năm 2020, lớn gấp bốn lần quy mô toàn bộ nền kinh tế Nicaragua, và
cấu thành một phần của những đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào Mỹ
Latinh. Trung Quốc đang dần dần thay thế Hoa Kỳ ở vị trí đối tác thương
mại chính của khu vực. Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã sốt sắng ký
vào dự án mà không mảy may bận tâm đến hơn ba mươi ngàn người dân có
thể phải giải tỏa khỏi vùng đất của mình vì dự án.
Cựu phần tử bạo động cách mạng xã hội chủ nghĩa phe Sandino ông
Daniel Ortega, hiện đang bị cáo buộc đứng về phía các doanh nghiệp lớn.
Nếu được hoàn thành, con kênh sẽ cắt đất nước làm hai, và sáu khu vực
hành chính sẽ bị chia cắt làm đôi. Sẽ chỉ có một cây cầu duy nhất bắc qua
con kênh suốt toàn bộ chiều dài của nó - mặc dù cây cầu chưa được xây
dựng bởi vì cho đến nay chưa có gì để nó bắc qua.