nước này trong Liên Hiệp Quốc về các tuyên bố chủ quyền khu vực mình,
bao gồm cả vấn đề Đài Loan.
Bắc Kinh cũng đang mua hàng tại đây. Các nước Mỹ Latinh lần lượt
được Hoa Kỳ chọn, Hoa Kỳ ưu tiên các giao dịch thương mại song phương
khi làm ăn với khu vực này xét như một tổng thể, như điều họ đã làm với
EU. Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự, nhưng ít nhất cũng đưa thêm
một giải pháp thay thế, do đó làm giảm sự phụ thuộc của khu vực này vào
thị trường Hoa Kỳ. Ví dụ, hiện nay Trung Quốc đã thay thế Hoa Kỳ trong
vai trò đối tác thương mại chính của Brazil, và họ có thể làm điều tương tự
với một số quốc gia Mỹ Latinh khác.
Các nước Mỹ Latinh không có sự gần gũi tự nhiên với Hoa Kỳ. Các
mối quan hệ bị chi phối bởi lập trường khởi đầu của Hoa Kỳ, được trình bày
trong Học thuyết - Monroe năm 1823 (như chúng ta đã thấy ở chương Ba)
trong thông điệp liên bang của Tổng thống Monroe. Học thuyết này cảnh
cáo các thực dân châu Âu và nói, bằng rất nhiều lời lẽ, rằng Mỹ Latinh là
sân sau và không gian ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn luôn sắp đặt mọi
sự ở đó từ trước đến giờ và nhiều người dân Mỹ Latinh tin rằng kết quá
không phải lúc nào cũng tốt đẹp.
Tám thập niên sau Học thuyết Monroe, xuất hiện một vị tổng thống
khác với “Monroe tái nạp” (Monroe reloaded). Trong một bài phát biểu vào
năm 1904, Theodore “Teddy“ Roosevelt nói: “Ở Tây bán câu, trong những
trường hợp sai trái hay bất lực rõ ràng [như vậy], sự tuân thủ của Hoa Kỳ
đối với Học thuyết Monroe có thể buộc Hoa Kỳ, cho dù miễn cưỡng, thực
thi quyền lực của một cảnh sát quốc tế.“ Nói cách khác, Hoa Kỳ có thể can
thiệp bằng quân sự ở Tây bán cầu bất cứ khi nào nước này muốn. Không
tính những lần tài trợ cho các cuộc cách mạng, vũ trang cho các phe nhóm
và cung cấp những chuyên gia huấn luyện quân sự cho họ, Hoa Kỳ đã sử
dụng vũ lực ở Mỹ Latinh gần năm mươi lần trong khoảng thời gian từ năm
1890 đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.