vịnh hẹp ngoạn mục, những hoang mạc vùng cực và thậm chí cả sông ngòi.
Đó là nơi mà sự thù nghịch cao độ và vẻ đẹp hùng vĩ đã hớp hồn con người
trong hàng ngàn năm qua.
Chuyến thám hiểm đầu tiên được chi nhận vào năm 330 trước công
nguyên bởi một nhà hàng hải người Hy Lạp tên là Pytheas của thành
Massilia, người đã tìm thấy một vùng đất lạ gọi là “Thule”. Trở về quê nhà ở
Địa Trung Hải, rất ít người tin vào những câu chuyện đáng kinh ngạc của
ông về phong cảnh độc một màu trắng, vùng biển đóng băng và những sinh
vật lạ bao gồm những con gấu trắng lớn; nhưng Pytheas chỉ là người đầu
tiên trong vô số những người qua nhiều thế kỷ đã phi lại sự kỳ diệu của Bắc
cực và bị khuất phục bởi những cảm xúc mà nó gợi lên.
Nhiều người cũng không chịu nổi cái hoàn cảnh thiếu thốn của nó, đặc
biệt là những người thám hiểm đi tới rìa tận cùng của thế giới mà loài người
đã biết rõ để tìm kiếm những gì mà những kẻ hay ngờ vực gọi là Hành lang
Tây Bắc “huyền thoại” xuyên qua Bắc Băng Dương, nối Đại Tây Dương với
Thái Bình Dương. Một ví dụ là Henry Hudson. Có lẽ vịnh biển lớn thứ hai
trên thế giới đã được đặt tên theo tên ông, nhưng trở lại năm 1607, có lẽ ông
sẽ thích sống an hưởng tuổi già hơn là bị thả trôi lênh đênh và suýt bị giết
bởi một thủy thủ đoàn nổi loạn vì chán ngấy những chuyến đi thám hiểm
của ông.
Còn về việc ai là người đầu tiên đến “Cực Bắc”, hừm, đó là một câu
hỏi khó, mặc dù có một điểm cố định trên địa cầu biểu thị vị trí của nó,
nhưng việc mặt băng bên dưới chân bạn liên tục di chuyển, và không có
thiết bị định vị toàn cầu GPS, thật khó để nói chính xác bạn đang ở đâu. Sir
Edward Parry, không có GPS, đã cố gắng làm điều đó vào năm 1827, nhưng
băng di chuyển về phía nam nhanh hơn ông có thể di chuyển về phía bắc và
thành ra cuối cùng ông đi giật lùi; nhưng ít ra ông đã sống sót.