rằng theo lý thuyết về “di sản chung của nhân loại”, vấn đề Bắc cực nên
được mở rộng cho tất cả mọi quốc gia.
Hiện tại có ít nhất chín tranh chấp pháp lý và tuyên bố chủ quyền ở Bắc
Băng Dương, tất cả đều phức tạp về mặt pháp lý và một số có khả năng gây
ra những căng thẳng nghiêm trọng giữa các quốc gia. Một trong những
tuyên bố ngang ngược nhất đến từ người Nga: Moscow đã cắm xuống tận
đáy biển một cột mốc. Trong năm 2007, nước này đã phái hai tàu ngầm có
người lái lặn 4.260 mét dưới mặt biển tới đáy của Bắc cực và cắm một ngọn
cờ Nga bằng titan chống gỉ như một tuyên bố về tham vọng. Theo như
nguồn tin được biết, lá cờ Nga vẫn còn “tung bay“ dưới đó cho tới giờ. Một
nhóm chuyên gia cố vấn của Nga đẩy vấn đề đi xa hơn bằng cách gợi ý rằng
Bắc cực nên được đổi tên. Không cần suy nghĩ nhiều, họ đã đưa ra một cái
tên thay thế: “Đại dương Nga“ (Russian Ocean).
Ở một chỗ khác, Nga lập luận rằng đải Lomonosov ngoài khơi bờ biển
Siberia của nước này là một phần mở rộng của thềm lục địa Siberia, và do
đó thuộc chủ quyền của Nga. Đây là một vấn đề đối với các quốc gia khác,
vì sự thực là dải Lomonosov kéo đài một mạch cho đến tận Cực Bắc. Nga và
Na Uy đặc biệt vướng mắc ở biển Barents. Na Uy tuyên bố dải Gakkel trên
biển Barents là một phần mở rộng của đặc khu kinh tế của nước này, nhưng
Nga không chấp nhận điều đó, và họ có tranh chấp cụ thể về quần đảo
Svalbard, điểm cực bắc trên Trái đất nơi có một quần thể dân cư sinh sống.
Hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều công nhận các hòn đảo đó
thuộc chủ quyền của Na Uy, nhưng đảo lớn nhất, Spitsbergen, có dân di cư
Nga ngày càng tăng, sống tụ tập quanh ngành khai thác than ở đó. Các mỏ
này không sinh lợi, nhưng cộng đồng Nga tại đó được sử dụng như một
công cụ hữu ích trong việc tiếp tục tuyên bố chủ quyền của Moscow trên tất
cả quần đảo Svalbard. Đến một thời điểm Nga lựa chọn, họ có thể gây căng
thẳng và biện minh cho hành động của mình bằng cách sử dụng các tuyên bố
địa chất và “tình hình thực tế“ của cụm dân cư Nga.