quân khỏi Iceland, đồng minh NATO của họ. Iceland không có lực lượng vũ
trang của riêng mình và việc Hoa Kỳ rút quân được chính phủ Iceland mô tả
là “tầm nhìn thiển cận”. Trong một bài phát biểu tại Hội đồng Đại Tây
Dương Thụy Điển, bộ trưởng Tư pháp Iceland Björn Bjarnason cho biết:
“Một sự hiện diện quân sự nhất định cần được duy trì trong khu vực, nhằm
gửi đi tín hiệu về lợi ích và tham vọng của một quốc gia trong một khu vực
nhất định, vì một khoảng trống quân sự có thể bị hiểu lầm là sự thiếu vắng
lợi ích quốc gia và quyền ưu tiên quốc gia. “
Tuy nhiên, chí ít là hơn một thập niên nay, Bắc cực rõ ràng là một ưu
tiên đối với Nga không cùng một cách như đối với Hoa Kỳ. Điều này được
phản ánh ở mức độ quan tâm của cả hai nước đối với khu vực này, hoặc
trong trường hợp của Hoa Kỳ, sự tương đối thiếu quan tâm của nước này kể
từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Phải mất tới một tỷ đô la và mười năm để đóng một chiếc tàu phá băng.
Nga rõ ràng là lực lượng Bắc cực hàng đầu với đội tàu phá băng lớn nhất thế
giới, tổng cộng ba mươi hai chiếc, theo tạp chí Tuần duyên Hoa Kỳ năm
2013. Sáu chiếc trong số đó chạy bằng năng lượng hat nhân, là phiên bản
duy nhất trên toàn cầu, và Nga cũng có kế hoạch tung ra chiếc tàu phá băng
mạnh nhất thế giới vào năm 2018. Nó sẽ có khả năng phá tan mặt băng dày
hơn ba mét và kéo tàu chở dầu với trọng lượng lên đến bảy mươi ngàn tấn
qua các cánh đồng băng.
Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ chỉ có một hạm đội gồm một tàu phá băng
hạng nặng còn đang hoạt động được, tàu USS Polar Star, giảm từ tám chiếc
mà nước này sở hữu trong thập niên 1960, và không có kế hoạch đóng thêm
một con tàu nào khác. Năm 2012, Hoa Kỳ phải nhờ cậy một tàu phá băng
Nga để tiếp tế cho cơ sở nghiên cứu của họ ở Nam cực, đó là một thắng lợi
của sự hợp tác hai siêu cường, nhưng đồng thời là một biểu hiện vẻ sự tụt
hậu của Hoa Kỳ. Không có quốc gia nào khác lại không thể hiện một thách
thức: Canada có sáu tàu phá băng và đang đóng một chiếc mới, Phần Lan có