tám, Thụy Điển bảy và Đan Mạch bốn. Trung Quốc, Đức và Na Uy mỗi
nước một chiếc.
Mùa thu năm 2015, Tổng thống Obama đã thực hiện chuyến đi đầu tiên
của một tổng thống đương nhiệm tới Alaska và đã kêu gọi đóng thêm nhiều
tàu phá băng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây gần như là một nhận xét thoảng
qua trong một chuyến đi được hoạch định xung quanh vấn đề biến đổi khí
hậu. Các khía cạnh an ninh và năng lượng của Bắc cực hầu như không được
đề cập. Washington vẫn còn tụt hậu so với tình hình chung, một điều mà
cuộc bầu cử chọn ra Tổng thống Trump cũng không làm thay đổi.
Hoa kì có một vấn đề khác. Nước này đã không phê chuẩn hiệp ước
UNCLOS, do đó trên thực tế họ đang nhường lại hai trăm ngàn dặm vuông
lãnh thổ dưới đáy biển thuộc Bắc cực, vì họ không tuyến bố chủ quyền cho
một EEZ (Vùng đặc quyền kinh tế).
Tuy nhiên Hoa Kỳ đang tranh chấp với Canada về quyền khai thác tiềm
năng dầu mỏ ngoài khơi và quyền tiếp cận với các vùng biển trong quần đảo
Canada. Canada nói rằng chúng là “tuyến đường thủy nội địa”, trong khi
Hoa Kỳ nói rằng chúng là một eo biển thuộc tuyến giao thông quốc tế
không chịu chi phối bởi luật pháp Canada. Năm 1985, Hoa Kỳ đã phái một
chiếc tàu phá
băng đi qua vùng biển mà không báo trước cho Canada, gây ra một cuộc cãi
cọ dữ dội giữa hai nước láng giềng, khiến mối quan hệ của họ vừa thân thiện
đồng thời vừa hờn dỗi.
Hoa Kỳ cũng đang tranh chấp với Nga về biển Bering, Bắc Băng
Dương và Bắc Thái Bình Dương. Hiệp định Hải giới năm 1990 đã được ký
kết với Liên Xô, trong đó Moscow nhượng lại một khu vực đánh cá. Tuy
nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Quốc hội Nga từ chối phê chuẩn thỏa thuận.
Khu vực này được cả hai bên coi như chủ quyền của Hoa Kỳ, nhưng người
Nga vẫn bảo lưu quyền được bàn lại vấn đề này.