Các tranh chấp khác bao gồm cả tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch
trên đảo Hans, năm tại eo biển Nares, phân chia Greenland với đảo
Ellesmere. Greenland, với dân số năm mươi sáu ngàn người, có chính phủ tự
trị nhưng vẫn thuộc chủ quyền Đan Mạch. Một thỏa thuận năm 1953 giữa
Đan Mạch và Canada bỏ lại hòn đảo trong tình trạng tranh chấp, và kể từ đó,
cả hai nước đã bỏ công sức dong buồm tới hòn đảo để cắm quốc kỳ của
mình lên đó.
Tất cả các vấn đề chủ quyền đều bắt nguồn từ những ham muốn và sợ
hãi tương tự nhau - mong muốn đảm bảo các tuyến vận chuyển quân sự và
thương mại, mong muốn sở hữu của cải thiên nhiên của khu vực, và lo sợ
rằng những người khác có thể đoạt được thứ mà mình để mất. Cho đến gần
đây, những của cải đó vẫn chỉ là trên lý thuyết, nhưng hiện tượng băng tan
đã biến lý thuyết thành điều có thể, và trong một số trường hợp thành điều
chắc chắn.
Sự tan chảy của băng làm thay đổi địa lý và các khoản đặt cược. Các
nước Bắc cực và các công ty năng lượng khổng lồ giờ đây phải quyết định
về việc phải đối phó như thế nào với những thay đổi này và phải chú ý đến
môi trường và người dân Bắc cực đến mức nào. Sự đói khát năng lượng cho
thấy không thể tránh khỏi một cuộc chạy đua trong những diễn tiến mà một
số chuyên gia Bắc cực gọi là “Ván bài Vĩ đại Mới”. Sẽ có nhiều con tàu hơn
xuất hiện trong vùng cận Bắc cực, nhiều giàn khoan dầu và giàn khoan khí
đốt hơn – thực tế, tất cả mọi thứ sẽ nhiều hơn. Người Nga không chỉ có các
tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà còn xem xét xây dựng một
nhà máy điện hạt nhân nổi có khả năng chịu được sức chèn ép của ba mét
băng.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa tình huống này với “Cuộc chạy đua
giành châu Phi” ở thế kỷ 19, hoặc những mưu đồ của các cường quốc lớn ở
Trung Đông, Ấn Độ và Afghanistan trong Ván bài Vĩ đại xưa kia. Cuộc đua
lần này có các quy tắc, một công chức và một diễn đàn để ra quyết định. Hội