cho hải quân tương lai của họ khả năng có được các căn cứ thân thiện để ghé
qua hoặc trú đóng, và các mối làm ăn thương mại bắc cầu trở lại quê nhà.
Các cảng tại Ấn Độ Dương và vịnh Bengal là một phần của kế hoạch
lớn hơn để đảm bảo tương lai của Trung Quốc. Việc thuê cảng nước sâu mới
tại Gwadar, Pakistan, sẽ là chìa khóa (nếu khu vực Baluchistan của Pakistan
đủ ổn định) để tạo ra một tuyến đường bộ thay thế dẫn tới Trung Quốc. Từ
bờ biển phía tây của Miến Điện, Trung Quốc đã xây dựng các đường ống
dẫn khí thiên nhiên và dầu mỏ nối vịnh Bengal với vùng Tây Nam Trung
Quốc - một biện pháp của Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc đáng
quan ngại vào eo biển Malacca, nơi gần 80% nguồn cung cấp năng lượng
của họ được vận chuyển qua. ĐIều này phần nào giải thích lý do tại sao, khi
Miến Điện bắt đầu từng bước mở cửa ra thế giới bên ngoài vào năm 2010,
Trung Quốc không phải là kẻ duy nhất đắp con đường đến tận cửa nhà họ.
Hoa Kỳ và Nhật Bản nhanh chóng thiết lập những quan hệ tốt hơn và cả
Tổng thống Obama lẫn Thủ tướng Abe đều đích thân đến thăm Miến Điện
để bày tỏ sự tôn trọng. Chính quyền Trump nói rằng họ không muốn bị
vướng vào những chuyện mạo hiểm ở nước ngoài, nhưng trò đôi co ở Miến
Điện không phải là một trò mạo hiểm, đó là một chiến lược dài hạn. Nếu
Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến Miến Điện, điều đó góp phần chặn đứng
Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc đang thắng trong ván cờ đặc biệt này
trên bàn cờ toàn cầu, nhưng Hoa Kỳ vẫn có khả năng giành ưu thế chừng
nào chính quyền Miến Điện còn tin rằng Washington sẽ đứng về phía họ.
Trung Quốc cũng đang xây dựng các cảng ở Kenya, các tuyến đường
sắt ở Angola và một đập thủy điện ở Ethiopia. Họ đang lùng sục suốt chiều
dài và chiều rộng của toàn bộ châu Phi để vơ vét khoáng sản và kim loại
quý.
Các công ty và công nhân Trung Quốc tràn đi khắp thế giới; dần dần
quân đội Trung Quốc sẽ theo sau. Quyền lực lớn dẫn đến trách nhiệm lớn.
Trung Quốc sẽ không để mặc các tuyến đường biển trong khu vực của mình