Hoa Kỳ nhanh chóng hành động. Trong một năm đó, họ siết chặt Cuba,
eo biển Florida, và ở trong một chừng mực lớn, toàn vùng biển Caribe. Hoa
Kỳ cũng sát nhập quần đảo Hawaii trên Thái Bình Dương, do đó che chắn
cửa ngõ đến vùng bờ biển phía tây của mình. Năm 1903, Hoa Kỳ đã ký một
hiệp ước thuê độc quyền kênh đào Panama. Thương mại đang bùng nổ.
Đã đến lúc Hoa Kỳ cho thấy họ không chỉ đơn thuần bước lên sân khấu
thế giới, và còn cách nào tốt hơn để chứng minh điều đó bằng một màn phô
diễn thế lực quân sự vòng quanh Trái đất.
Tổng thống Theodore Roosevelt có lối phát biểu tương đối nhẹ nhàng -
nhưng về bản chất, ông ấy chở một cây gậy khổng lô đi thị uy khắp thế giới.
Mười sáu chiến hạm hải quân từ lực lượng Đại Tây Dương khởi hành tại
Hoa Kỳ vào tháng Mười hai năm 1907. Thân tàu được sơn màu trắng, màu
thời bình của hải quân, và ví dụ ấn tượng về tín hiệu ngoại giao này trở nên
nổi tiếng dưới tên gọi “Hạm đội Trắng vĩ đại”. Trong mười bốn tháng sau
hạm đội đã viếng thăm 20 hải cảng, bao gồm các cảng ở Brazil, Chile,
Mexico, New Zealand, Úc, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc, Ý và Ai
Cập. Một trong số những hải cảng tối quan trọng này là Nhật Bản, và nước
này đã được thông báo rằng, trong những tình huống nguy cấp, hạm đội Đại
Tây Dương của Hoa Kỳ có thể sẽ được điều động đến Thái Bình Dương.
Chuyến hải trình này, một sự kết hợp của sức mạnh cả nhu lẫn cương, diễn
ra trước khi có thuật ngữ quân sự “thị uy sức mạnh“ (force projection),
nhưng nó đích thực là như vậy, và màn thị uy này đã được tất cả liên kết thế
lực lớn trên thế giới ghi nhận đúng mức.
Hầu hết các tổng thống kế nhiệm đều ghi nhớ lời khuyên của George
Washington trong diễn văn chia tay của ông vào năm 1796, rằng đừng để bị
lôi kéo vào những “ác cảm thâm căn cố đế đối với một quốc gia cụ thể nào,
và mê mải bám víu vào một số quốc gia khác”, và “tránh xa các liên minh
vĩnh viễn với bất kỳ phần nào của thế giới bên ngoài”.