đối thủ cạnh tranh sẽ từ từ suy giảm, cho đến khi cuối cùng một sự kiện nào
đó sẽ thuyết phục một quốc gia đổi phe.
Các nhà phân tích thường viết về nhu cầu của một số nền văn hóa nào
đó không muốn bị mất thể diện hoặc để ai thấy mình phải lùi bước, nhưng
đó không chỉ là vấn đề của các nền văn hóa Ả-rập hay Đông Á - đó còn là
vấn đề của nhân loại được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Có thể trong
hai nền văn hóa trên, nhu cầu đó được xác định rõ ràng hơn và phát biểu
công khai hơn, nhưng các chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ cũng nhận thức được vấn đề, cũng như bất kỳ cường quốc nào khác.
Thành ngữ tiếng Anh thậm chí còn có hai câu chứng minh ý tưởng này ăn
sâu đến mức nào: “Nhường cho họ một tấc, họ sẽ lấn một dặm”; và châm
ngôn của Tổng thống Theodore Roosevelt những năm 1900, mà giờ đây đã
được đưa vào kho từ vựng chính trị: “Nói năng nhẹ nhàng, nhưng mang theo
một cây gậy lớn.“
Trò chơi chết chóc trong thế kỷ này sẽ là vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ
và những quốc gia khác trong khu vực làm thế nào để quản lý mỗi cuộc
khủng hoảng phát sinh mà không bị mất thể diện, không gây nên nỗi oán
hận và giận dữ sâu sắc từ hai phía.
Cuộc khủng hoảng tên là một chiến thắng của Hoa Kỳ; công bố là vài
tháng sau khi Nga rút các tên lửa của mình khỏi Cuba, Hoa Kỳ cũng rút các
tên lửa Jupiter (có thể bắn tới Moscow) khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Đó thực sự là một
thỏa hiệp, để cả hai bên để có thể công bố với công chúng của mình rằng họ
không đầu hàng.
Ở Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 này, nhiều thỏa hiệp quyền lực lớn hơn
đã được thực hiện. Trong ngắn hạn, đa số nhưng không phải tất cả những
thỏa hiệp như vậy có khả năng do Trung Quốc thực hiện - một ví dụ đầu tiên
là tuyên bố của Bắc Kinh về một Vùng nhận dạng phòng không, yêu cầu các
quốc gia khác thông báo cho họ trước khi tiến vào vùng lãnh thổ tranh chấp,