Chừng nào ba quốc gia then chốt này còn ủng hộ Hoa Kỳ, Hoa Kỳ vẫn có
được lợi thế then chốt.
Thêm nữa, Trung Quốc không có lý tưởng chính trị, họ không tìm cách
truyền bá chủ nghĩa cộng sản, và cũng không thèm muốn có thêm (thật
nhiều) lãnh thổ như Nga đã làm trong Chiến tranh Lạnh, và không bên nào
tìm kiếm xung đột. Trung Quốc có thể chấp nhận để Hoa Kỳ canh giữ hầu
hết các tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc ra thế giới,
miễn là Hoa Kỳ chấp nhận rằng tầm kiểm soát đó sẽ chỉ được mở rộng đến
gần biên giới Trung Quốc trong một giới hạn nhất định.
Những cuộc tranh luận sẽ còn xảy ra, và thỉnh thoảng chủ nghĩa dân tộc
sẽ được vận dụng để đảm bảo sự thống nhất của dân tộc Trung Hoa, nhưng
mỗi bên cũng sẽ tìm cách thỏa hiệp. Sẽ nguy hiểm nếu như họ đọc vị sai đối
phương hoặc/và đặt cược quá nhiều.
Có những điểm bùng nổ, Hoa Kỳ có một hiệp ước với Đài Loan, quy
định rằng nếu Trung Quốc xâm chiếm vào vùng lãnh thổ mà họ coi là tỉnh
thứ 23 của mình, thì Hoa Kỳ sẽ tham chiến. Về phía Trung Quốc, lằn ranh
đỏ có thể châm ngòi cho cuộc xâm lược chính là thừa nhận chính thức của
Hoa Kỳ với Đài Loan, hoặc việc Đài Loan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, hiện
không có dấu hiệu nào về những chuyện đó, và Hoa Kỳ và Đài Loan cũng
không thấy sẽ có một cuộc xâm lược nào từ phía Trung Quốc.
Trong khi cơn khát dầu mỏ và khí đốt nước ngoài của Trung Quốc tăng
lên, nhu cầu của Hoa Kỳ giảm xuống. Điều này có tác động rất lớn đến mối
quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Trung Đông, gây ra hiệu ứng
dây chuyền tới các quốc gia khác.
Nhờ có những giàn khoan ngoài khơi trong vùng ven biển của Hoa Kỳ,
và những dự án khai thác dầu đá phiến dưới mặt đất tại nhiều vùng rộng lớn
của đất nước, Hoa Kỳ dường như không chỉ đang trên đà trở nên tự túc về