tìm thấy trước ông, những người khác thì vội vàng la lên rằng các chủ
thuyết của ông đều là tà thuyết.
Năm 1611, Galileo đi Rome, và nơi đây ông đã nhận được vinh dự. Lúc
đó ông chưa bị ác cảm vì các ông hoàng, các Đức Hồng Y và các giám mục
muốn gặp gấp nhà đại trí thức của thế kỷ. Ông mang theo bên mình ống
kính viễn vọng và chỉ cho những nhân vật này xem những khám phá mới
nhất của ông, đó là những điểm trên mặt trời.
Lòng đam mê nhiệt thành, tri giác sáng suốt cùng tình yêu cuồng tín đi
tìm chân lý của ông đã làm cho các kẻ thù nổi giận, và Galileo cũng không
tìm cách xoa dịu họ.
Trái lại, với bản chất gần như cứng rắn táo bạo, ông lại thường tổ chức
những cuộc tranh luận với các kẻ thù. Với hai chục người hay hơn, phần
đông đều bí mật ghét ông. Ông thường để họ nói, chăm chú nghe từng
người một và rồi chỉ trong vài câu giản dị ngắn ngủi, ông tấn công trả lại.
Những kẻ chống đối ông không thể làm gì được, chỉ biết nhìn nhau bối rối,
cắn môi, vì ông đã làm cho những ý tưởng của họ trở thành buồn cười ngu
ngốc.
Nhưng lúc bấy giờ, giáo Hội Thiên Chúa giáo bắt đầu bất đồng với
những chủ thuyết của Galileo. Caccini, thuộc dòng tu Dominican, đứng
trên bục trong nhà thờ mái cao, hình cong kiểu Gothic không tiếc lời mắng
nhiếc, chế nhạo nhà thiên văn và những người theo Galileo bằng một luận
điệu mà những người nghe phải ngạc nhiên và đành nhìn nhau nở một nụ
cười gượng gạo.
Sự chỉ trích mạnh mẽ này không được Giáo hội chấp thuận, và vị Tổng
Giám Mục của dòng Dominican phải nhân danh cá nhân xin lỗi Galileo.
Nhưng Galileo không để ý những lời cảnh cáo là sẽ có nhiều trận bão đến
cho ông nếu không thay đổi quan niệm của ông. Galileo vẫn tiếp tục.
Sự tranh chấp hoàn toàn giữa Giáo hội và Galileo bắt đầu nổi dậy khi
Galileo lên tiếng bênh vực lý thuyết nhựt tâm của ông, tức là mặt trời cố
định và trái đất xoay. Vào thời đó, lý thuyết của Ptolemy được công nhận,