người nào khác có thể gánh vác. Sau một tháng hoạt động, đoàn cứu
thương được giải tán với lời tán thưởng nồng nhiệt. Cùng lúc đó, chính
quyền Transvaal đề nghị ban hành một đạo luật kiểm soát nghiêm ngặt
những hoạt động của dân Ấn tại Transvaal. Đạo luật còn đưa ra sự cưỡng
bách phải in dấu tay của mỗi người Ấn thành niên.
Tháng Chín năm 1906, một số đông kiều bào Ấn họp mít tinh tại
Johannesburg. Ba ngàn người Ấn hiện diện tuyên thệ chống lại “đạo luật
đối với người da đen” (Black Act) cho đến đạo luật được thâu hồi, với
phương pháp bất bạo động. Do đó, lợi khi kháng chiến bất bạo động của
dân Ấn được đem ra tập luyện.
Gandhi chưa đặt tên cho phong trào này, và ra giải thưởng trên tờ báo
“Diễn đàn Ấn Độ” (Indian Opinion) cho ai tìm được một cái tên với đầy đủ
ý nghĩa của nó. Maganlal chiếm giải với chữ Sadragraha và Gandhi sửa lại
là Satyagraha (nghĩa là tranh đấu bất bạo động những luật lệ nào xét ra bất
công và người bất tuân sẵn sàng chịu đựng tất cả mọi sự đàn áp cũng như
hình phạt). Một phong trào vĩ đại với phương pháp tranh đấu bất bạo động
ra đời.
Cuộc tranh đấu chống lại “đạo luật da đen vẫn tiếp diễn” Gandhi cầm
đầu một phái đoàn đại biểu sang Anh để phỏng vấn các vị Tổng Trưởng coi
về thuộc địa. Trên đường về, đoàn đại biểu nhận được bức điện tín tại
Madena báo tin “đạo luật da đen” đã bị bãi bỏ. Nhưng khi đặt chân đến tỉnh
Cape, họ nhận thấy chính quyền ở Transvaal được giao cho toàn quyền thi
hành các biện pháp.
Đạo luật được ban hành. Nhưng rất ít người đến làm thủ tục để ghi danh.
Một số người bị bắt, trong đó có cả Gandhi. Cuối cùng, Gandhi đi đến một
thoả hiệp với chính quyền là nếu đa số người Ấn tự ý đi ghi tên vào sổ thì
đạo luật được xem là hợp pháp. Ký kết này đã làm thất vọng nhiều người
theo Gandhi. Họ cảm thấy ông đã phản bội họ, và một nhóm người quá tức
giận đến cực độ nên tấn công mạnh bạo Gandhi ngoài đường phố.
Đại Tướng Smuts không thi hành đúng như lời cam kết. Cuộc tranh đấu
lại tiếp tục trở lại. Một đạo luật mới ra đời, cấm chỉ người châu Á không