buộc ông phải bỏ dở công việc và theo lời khuyên của Bác Sĩ. Gandhi phải
trở về Ấn Độ.
Tại đây, trong năm 1916–1917, ông cầm đầu cuộc nổi dậy yêu cầu huỷ
bỏ việc bắt buộc người Ấn làm trong các hầm mỏ đã ký giao kèo phải đi
đến các nơi khác của Đế Quốc để làm việc. Chính quyền đồng ý trên
nguyên tắc nhưng không thi hành đúng đắn. Gandhi hô hào cả nước Ấn nổi
loạn. Ông bắt đầu bị cảnh sát lưu ý theo dõi. Cuộc nổi dậy thành công, quy
chế giao kèo được bãi bỏ.
Sau đó, Gandhi đi đến Champaran để giúp những người dân quê bị áp
bức dưới quy chế trồng cây. Ông phải đương đầu với sự thù ghét thậm tệ
của các địa chủ và chính quyền; nhưng ông vẫn lãnh đạo cuộc tranh đấu
đến thành công bằng phương pháp ôn hoà. Đó là cuộc vùng lên Satyagraha.
Ông nói rằng “chính nhờ vậy mà cuộc hà khắc kéo dài bao lâu nay được kết
thúc trong một vài tháng”.
Cuộc tranh đấu khiến ông phải đương đầu với một vấn đề trọng đại của
nước Ấn, đó là sự nghèo nàn, thoái hoá của các làng mạc; và từ đây trở đi,
tâm trí ông lúc nào cũng lo nghĩ đến việc hồi sinh đám dân quê.
Từ Champaran, ông đi đến Khara để giúp những người dân quê ở đây.
Chống lại việc chính quyền đòi họ phải bồi thường sau một vụ thất mùa.
Cuộc tranh đấu kết thúc bằng một bản hợp đồng chưa được thoả mãn.
Nhưng bây giờ Gandhi đã có hậu thuẫn mạnh ở Ấn Độ. Vị phó vương mời
ông tham dự một hội nghị chiến tranh tại Delhi để nhờ ông hỗ trợ cho việc
chiêu mộ những người Ấn tình nguyện đi phục vụ ở nước ngoài. Trước sự
ngạc nhiên của mọi người, Gandhi bằng lòng giúp đỡ và tự ông phụ trách
việc chiêu mộ lính tại Khairan. Ông không gặt hái được thành công và bị
lâm trọng bịnh với chứng kiết lỵ.
Trong khi ở Nam Phi, Gandhi phát nguyện không uống sữa, vì vắt sữa là
một hành động tàn nhẫn đối với bò cái. Suốt thời gian ông bị bịnh, vợ ông
và bác sĩ khuyên ông nên uống sữa dê, và ông tiếp tục uống sau khi phục
sức. Tuy nhiên, ông vẫn xem việc uống sữa dê vẫn là điều có vẻ ác độc.