Sau đó cuộc bạo động bất phục tùng chống lại đạo luật Rowlatt. Cuộc
bất phục tùng bắt đầu với ngày lễ Quốc Táng trên toàn lãnh thổ Ấn Độ để
tưởng niệm những thành công vĩ đại. Cơn giận dữ của dân chúng đã lên đến
độ nguy hiểm và mâu thuẫn với những nguyên tắc bất bạo động
Satyagraha, cuộc bạo động bùng nổ dữ dội. Nhưng tại Punjab, chính quyền
trả thù mạnh mẽ lại cuộc nổi dậy bạo động của dân chúng. Thiết quân luật
được ban hành. Cuộc thảm sát Amritsar xảy ra. Gandhi bị từ chối không
được vào Punjab. Trước sự thất vọng nhiều người theo ông, Gandhi kêu gọi
chấm dứt cuộc bạo động.
Cuộc thảm sát Amritsar chứng tỏ một sự chuyển hướng trong thái độ của
Gandhi đối với Đế Quốc và nước Anh. Đến nay lòng trung thành của ông
đối với Anh Quốc càng ngày càng suy giảm, vì ông cảm thấy nước Anh đã
làm cho Ấn Độ trở nên dốt nát, điêu tàn; cho nên Ấn Độ phải tiến bộ trong
và ngoài nước.
Cùng lúc đó, ông nhận thấy rằng Ấn Độ không thể nào đạt tới mục tiêu
nếu cứ bị xâu xé giữa Ấn và Hồi. ông dấn thân vào việc hoà giải sự tranh
chấp giữa hai tôn giáo này. Ông ủng hộ người Hồi trong trận Khilafat và
đốc thúc xin trả tự do cho anh em Ali. Có lẽ cũng vào lúc đó, phong trào
Khadi đã được khai mạc và lan tràn.
Đầu tiên, Gandhi hỗ trợ những cuộc cải cách Montagu, Chelmsford trong
Quốc Hội; tháng Tư năm 1920, ông hô hào tẩy chay hàng ngoại quốc. Việc
tẩy chay hàng ngoại quốc là một điều quan trọng và đã đưa đến nhiều cuộc
đụng độ kinh khủng với cảnh sát. Việc đốt cháy hàng ngoại quốc được
Gandhi tổ chức trong cuộc biểu tình khi Hoàng Tử xứ Wales đến Bombay,
cơ hội hiếm có cho một cuộc bạo động. Sau cuộc hỗn loạn ở Bombay là
những cuộc ám sát và đốt nhà tại Chauri Chaura.
Việc bạo động phản lại tinh thần Satyagraha như một cơn gió hành hạ
Gandhi. Ông cảm thấy có lỗi vì đã tin cậy vào lợi khí bất bạo động nơi dân
chúng trước khi huấn luyện họ, cho nên ông kêu gọi chấm dứt phong trào
bạo động. Ông rút lui vào chùa nhỏ ở Sabarmati để ăn năn sám hối bằng
cách tuyệt thực. Tại đây, lần đầu tiên ở Ấn Độ ông bị bắt.