tù ở Bombay; nơi đây ông có thể bị tống giam vô hạn định mà không được
xét xử.
Sau khi Gandhi bị bắt, khắp các tỉnh lớn ở Ấn đều làm lễ Quốc táng.
Cuối cùng, cuộc hưu chiến được đưa ra thảo luận với bản ký kết giữa Irwin
và Gandhi. Gandhi chấp nhận việc quốc hội phải đình chỉ hành động trực
tiếp, đồng thời vị phó vương cũng hứa rút lại những biện pháp đàn áp.
Sáu tháng sau, Gandhi tham dự hội nghị bàn tròn lần thứ hai, với tư cách
đại diện quốc hội. Ông chỉ hoàn tất được một ít vấn đề, và trong lúc đó,
cuộc tranh đấu lại bùng nổ ở Ấn Độ. Cuộc hưu chiến của Gandhi bị tan vỡ.
Khi trở về Bombay, Gandhi tiếp xúc với phó vương, bây giờ là Lord
Willington. Mục đích của ông là tìm cách hoà giải vấn đề. Một số điện tín
được trao đổi giữa Gandhi và viên thư ký riêng của phó vương. Vị phó
vương có vẻ ngoan cố. Và chỉ ngày hôm sau, khi bức điện tín cuối cùng
được gởi đi, Gandhi bị bắt vào lúc rạng đông. Dân chúng ở Bombay đồn
rằng lịnh bắt ông được ban hành trong lúc đang trao đổi những bức điện tín
với nhau.
Gandhi lại bị tống giam vào ngục Yeravda và không được xét xử. Việc
Gandhi bị bắt đã gây ra những cuộc biến động lan tràn mạnh mẽ, Gandhi
trong tù vẫn là một sức mạnh đáng ngại cũng như lúc Gandhi được tự do.
Sau đó, cũng trong cùng một năm, Gandhi đã tỏ một thái độ hết sức can
đảm nhất trong đời ông nhân danh những kẻ cùn đinh khố rách. Đây là một
cuộc tuyệt thực cho đến chết để chống lại ông Ramsay Mac Donald. Cuộc
tuyệt thực thành công. Vì tất cả giai cấp ở Ấn tích cực hoạt động để đi đến
một thoả hiệp bảo vệ mạng sống cho Mahatma và hiệp ước Poona ra đời.
Gandhi được trả tự do, rồi lại bị bắt mà vẫn không được mang ra xét xử.
Ông lại tuyệt thực để chống đối sự đàn áp của nhà tù, cũng như đòi quyền
sống cho những giai cấp bị áp bức mà ông gọi những người đó là Harijan
(con của thượng đế), ông được trả tự do, và sau đó tham dự hội nghị Poona;
và hội nghị đi đến quyết định thái độ dân sự bất phục tùng của đại đa số
quần chúng phải chấm dứt, riêng cá nhân Gandhi thì được tự do bày tỏ thái
độ Satyagraha.