Ông lại bị bắt và được tha sau một cuộc tuyệt thực để chống lại “không
ai có đặc quyền ngoài lý lẽ của sự thật” vào tháng Tám năm 1933. Năm
1934, ông khuyên lơn các lãnh tụ ở quốc hội ủng hộ quan điểm của ông.
Vài tháng sau, ông cảm thấy sự liên lạc với quốc hội gây sự phiền toái cho
những người không thể lãnh hội được lý tưởng đạo đức trong những hoạt
động chính trị của ông, và ông từ chức hội viên trong quốc hội. Tuy nhiên,
ông vẫn còn là một bậc thầy khả kính của các nghị sĩ và những quan niệm
của ông về các vấn đề như sự cấm bán rượu mạnh, nâng cao đời sống trong
các làng mạc và cải thiện mức sống dân nghèo đều được các bộ khắp nơi
thi hành.
Năm 1938, vào một buổi chiều trong phiên họp Quốc Hội, ông kêu gọi
các nhân vật trong chính phủ từ chức tập thể để phản đối chánh sách ân xá
tù nhân của phó vương. Lời kêu gọi của Gandhi đến tai vị phó vương và
ông này đã chỉ thị cho các bộ trưởng xem xét từng trường hợp của các tù
nhân chính trị để được ân xá.
Sự dị biệt giữa Ấn và Hồi càng gia tăng và Gandhi cố gắng bắt nhịp cầu
thông cảm bằng đường lối hoà giải với Jinnah, lãnh tụ liên minh Hồi giáo.
Nhưng những cuộc tranh luận kéo dài để rồi không đi đến đâu.
Gandhi lại trở thành tiêu điểm trên sân khấu chính trường Ấn Độ vào
năm 1939, và trước phiên nhóm Tripuri của quốc hội, ông tuyệt thực tại
Rajkot để phản đối việc vi phạm hiệp ước giữa chính quyền và các lãnh tụ
phong trào. Tình trạng Gandhi trở nên nguy kịch, và sau cuộc tranh luận
của phó vương với Sir Maurice Gwyer, chánh án toà án liên bang Ấn, ông
được khuyên nên chấm dứt tuyệt thực.
Gandhi kêu gọi tất cả người Anh hãy chấp nhận phương pháp bất bạo
động, ông cũng yêu cầu cho các nhân viên quốc hội được tự do đi tuyên
truyền, giảng đạo chống lại những sự giúp đỡ dưới bất cứ hình thức nào
cho cuộc thế chiến thứ hai mà người Anh đang lâm vào vòng chiến một
cách tích cực. Theo sau đó là một phong trào dân sự bất phục tùng, bắt đầu
lẻ tẻ từng cá nhân, và càng ngày càng trở nên một lực lượng khổng lồ. Tới