Trước phiên toà xử ông ở Ahmedabad, ông đọc một bài diễn văn biện hộ
cho phong trào Satyagraha và những phương pháp tranh đấu của ông. Quan
toà ý thức được những động lực của ông có tính cách trong sạch, nhưng vì
luật pháp phải kết án ông sáu năm tù ở. Ông bị nhốt tại nhà tù Yeravda ở
Poona cho đến tháng Giêng năm 1924, ông lâm bịnh nặng, ông được chở
đến bịnh viện Poona và giải phẫu ruột dư.
Ông luôn luôn tỏ lòng nhớ ơn xâu xa đối với sự săn sóc chu đáo ở bịnh
viện. Sau khi bình phục, ông lại tuyệt thực tại Delhi để phản đối sự tranh
chấp đổ máu giữa hai đoàn thể Ấn giáo và Hồi giáo.
Năm 1927, uỷ ban Simon được chỉ định cuộc tẩy chay lan tràn khắp
nước Ấn. Dựa theo bản phúc trình của uỷ ban, chính phủ Anh nhất định
họp hội nghị Bàn Tròn. Gandhi, lãnh tụ Quốc Hội, lưu ý chính quyền là
Quốc Hội sẽ không can thiệp vào hội nghị, và đe doạ một cuộc nổi loạn dân
sự bất phục tùng nếu những đòi hỏi của Ấn không được chấp thuận.
Một trận chiến mới bắt đầu mở rộng vào tháng Ba năm 1930. Trước đó,
Gandhi viết thơ cho phó vương để báo tin là ông sẽ cầm đầu một phong
trào sẵn sàng thách đố với đạo luật Muối bằng phương pháp bất bạo động.
Ngày 12 tháng Ba, ông hướng dẫn một đoàn người từ am của ông ở
Sabarmati diễu hành qua khắp làng mạc, đi đến đâu Gandhi cũng sách động
quần chúng tham gia vào cuộc tranh đấu này. Đặc biệt ông khuyến dụ
những đại diện của chính quyền rời bỏ nhiệm sở để hưởng ứng cuộc biểu
tình của dân chúng.
Cuộc diễu hành đông đảo không những chỉ gây chú ý ở Ấn Độ mà còn
khắp châu Âu và châu Mỹ. Phải đi một tháng trời, đoàn Satyagrahas mới
đến bờ biển tại Dandi. Tại đây, ngày 06 tháng Tư, Gandhi theo nghi lễ, nhặt
một nắm muối trên bãi biển và bằng một biểu tượng cho sự phạm luật do
chính quyền đặt ra, ông khai mạc cho phong trào vận động dân sự bất phục
tùng.
Cuối tháng, ông tuyên bố sẽ cầm đầu một cuộc cướp phá bất bạo động
vào kho muối của chính quyền tại Dharasana. Nhưng cuộc cướp phá không
bao giờ thực hiện được vì ngày 05 tháng Năm, Gandhi bị bắt giam vào nhà