hai mươi lăm ngàn nhân viên quốc hội vào ngồi trong tù trong suốt năm mà
phong trào vẫn không bị dập tắt.
Ngày 09 tháng Tám năm 1942, Gandhi và một số nhân vật bị bắt tại
Bombay sau khi tung ra quyết định “Hãy rời khỏi Ấn Độ”. Ông bị giữ tại
dinh Aga Khan ở Poona trong khi những nhân viên Quốc Hội bị giam vào
nhà tù ở Ahmednagar Fort.
Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực “tuỳ thuộc vào khả năng” vào ngày
10 tháng Giêng năm 1943 khi đưa ra vấn đề đạo đức của Satyagraha là
“hành xác”. Tình trạng sức khoẻ của ông trở nên cực kỳ trầm trọng trong
tuần lễ thứ hai. Trước cuộc khủng hoảng này, ba nhân vật của hội đồng phó
vương từ chức. Cuộc tuyệt thực chấm dứt ngày 03 tháng Ba. Gandhi mất
vợ khi còn ở trong tù ngày 22 tháng Hai năm 1944.
Một cuộc biến động vĩ đại chống lại chính quyền sau khi Gandhi bị bắt
làm kinh động cả nước Ấn, kéo dài trong vài tháng và làm kiệt quệ tiềm
năng chiến tranh của Anh Quốc đang cần để đối phó với những cuộc tiến
quân ào ạt của Hitler trên khắp các chiến trường. Sự thiệt hại về nhân mạng
trầm trọng và cả ngàn người bị bỏ tù. Từ trong nhà tù, Gandhi liên lạc với
phó vương, phản đối chánh sách đàn áp dã man của chính quyền không thể
nào dung thứ cho những sự bất tuân luật pháp.
Gandhi được thả ra sau khi bị một chứng sốt rét rừng nguy kịch hành hạ.
Ông lại đến gặp Jinnah, lãnh tụ liên minh Hồi giáo để cố gắng dàn xếp sự
đòi hỏi của Hồi giáo muốn tách rời ra khỏi Ấn Độ. Một lần nữa cuộc hoà
đàm lại đổ vỡ.
Sau đó, phó vương mới nhậm chức là Lord Wavel triệu tập hội nghị
Simla, các đại diện của liên minh Hồi giáo, quốc hội và một số nhân vật
khác đều được mời tham dự. Hội nghị lại thất bại khi biểu quyết về vấn đề
tỉ lệ, Gandhi từ chối không tham dự trực tiếp, và chỉ giữ vai trò cố vấn cho
tất cả các đảng phái cũng như phó vương.
Trong lúc đó, chính quyền Anh thay đổi và đảng Lao Động lên nắm
quyền. Vị tân thủ tướng, Attlee long trọng tuyên bố tại Quốc Hội Anh, sự