CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ CÓ KHÁC CHỦ
NGHĨA NHÂN BẢN ?
Trước đây, dưới chế độ Ngô Đình Diệm có đề xướng chủ nghĩa nhân
vị và có giải thích nhiều về chủ nghĩa ấy.
Trong một bản giải thích có nói : « Chủ nghĩa nhân vị không phải là
chủ nghĩa nhân bản, vì nhân bản chỉ lấy con người làm gốc mà chưa nêu
được rõ giá trị tinh thần của con người. Chủ nghĩa nhân vị lấy duy linh làm
triết lý căn bản, nên nhân vị cao siêu hơn nhân bản ».
Tất nhiên người ta có quyền đặt thêm nội dung cho một lý thuyết sẵn
có, do sự kết hợp và sáng tạo của nhận thức. Điều đó hay hay dở, ta không
nên phê phán.
Song cứ theo quan niệm của Nho giáo, nhân bản hay nhân vị là một.
Nhân bản hay nhân vị đều là chữ tắt của « nhân loại bản vị thuyết ».
Nhân loại bản vị thuyết là chủ nghĩa lấy nhân loại làm bản vị, làm
trung tâm của vũ trụ. Tất cả mọi hoạt động đều phải tập trung vào việc
nâng cao phầm giá và mức sống của con người. Mọi nhu cầu về vật chất và
tinh thần của con người phải được bảo đảm. Trong đối xử, quan hệ xã hội
lấy thuyết ôn tồn (chính, trung, hòa) mà đối xử với nhau.
Nói về vị trí của con người, sách « Trung Dung » có viết : « Chính thị
thiên hạ chi đại đạo, hòa thị thiên hạ chi đại bổn, chính, trung, hòa thiên địa
vị nhân yên, vạn vật dục yên ».
Vì thế, nội dung của chủ nghĩa nhân vị, thực chất là nhân đạo. Nó là
một thứ chủ nghĩa mà bất cứ ai, kể từ thời đại phong kiến trở lại đây, mỗi
khi phải để cập tới việc mưu lợi ích cho con người, đều nói đến. Nó là nội
dung đạo đức của Nghiêu, Thuấn, là triết lý của Khổng Tử, là mẹ đẻ của
các tuyên ngôn nhân quyền của Pháp (năm 1789) và của Mỹ về sau này
v.v…