NÓI CÓ SÁCH - Trang 130

Dân ca thường có nội dung gần giống như ca dao. Chỗ khác nhau

nhiều là ở hình thức và nhịp điệu. Phạm vi của dân ca rất rộng rãi. Trên
khắp đất nước ta, ở miền Bắc hay miền Nam, ở đồng bằng hay miền núi,
đều có nhiều điệu hát của nhân dân. Trong gia đình có tiếng hát ru em,
tiếng hát quay tơ, ngoài xã hội có tiếng hát tình tứ yêu đời của nam nữ
thanh niên, có tiếng hát của công, nông, có tiếng hát của các hội hè đình
đám với những làn điệu vô cùng phong phú. Tất cả điệu đó là dân ca Việt
Nam. Bắc Việt có quan họ, trống quân… Trung Việt có hát dặm, hò mái
nhì… Nam Việt có hò, lý…, miền núi có lượn, khan.

Dân ca, tóm lại là những bài hát có, hoặc không có chương khúc, do

tập thể nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ
biến ở nhiều vùng, có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.

Có một điều nên chú ý : phần nhiều chúng ta quan niệm rằng những

bài hát do dân hát nhiều, có tính chất dân tộc và do dân sáng tác là dân ca.
Người ta kể « Gánh lúa về », « Thương binh » của Pham Duy là dân ca và
cho rằng chỉ có những bài hát ấy mới là dân ca. Quan niệm như thế, hơi
hẹp. Lenine cho rằng bài « Quốc tế ca » là dân ca. Dựa vào đó, có một số
người khác cho rằng những bài « Diệt phát xít », « Này, thanh niên ơi », «
Du kích ca » có thể coi là dân ca.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.