NÓI CÓ SÁCH - Trang 129

Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình

Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi,

hay :

Chém cha cái giặc chết hoang,

Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng

Gánh từ xứ bắc xứ đông,

Đã gánh theo chồng lại gánh theo con.

Ca dao nặng về mặt trữ tình, tục ngữ nặng về phần lý trí, suy luận như

trên kia đã nói.

Với nội dung khác nhau như vậy, cho nên tục ngữ dùng để nói, để suy

ngẫm, còn ca dao dùng để hát.

Tuy nhiên, không phải bao giờ ranh giới giữa ca dao và tục ngữ cũng

rõ rệt. Ở một số trường hợp nào đó, có câu lục bát một nửa là tục ngữ, một
nửa lại là ca dao. Thí dụ :

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu « lục » có tính chất lý trí, gần tục ngữ, còn câu « bát » có tính chất

tình cảm, gần ca dao.

Cũng có khi người ta dựa vào tục ngữ để sáng tác ca dao. Thí dụ :

Trách cha, trách mẹ nhà chàng,

Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau

Thật vàng chẳng phải thau đâu,

Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng

Tức là câu tục ngữ « vàng thật không sợ lửa » mà ra.

Tóm lại : đại bộ phận tục ngữ và ca dao vẫn có ranh giới về hình thức

và nội dung. Rất nhiều tục ngữ tuy có vần nhưng chỉ là vần vè, ví von để
cho người ta dễ nhớ, còn ca dao thì có âm điệu, có tính chất thi ca hẳn hòi.
Nhưng ta cũng không thể lẫn lộn ca dao với dân ca.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.