NÓI CÓ SÁCH - Trang 172

VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, VĂN HỌC, NGHỆ

THUẬT, KỸ THUẬT

Ít lâu nay, người ta hay nói đến văn hóa, văn nghệ, văn học, nhưng

nhiều người không quan niệm được sự khác biệt giữa ba danh từ đó ra sao.
Nhiều nhà phê bình, khảo cứu đã giải thích, nhưng vẫn không được rõ ràng
tinh tế lắm. Theo chúng tôi, lời giải thích của ông Việt Điểu Thái Văn Kiểm
tương đối rõ ràng nhất :

Hai chữ « văn » và « hóa » đã được ghi trong Kinh Dịch : « quan thiên

văn dĩ sát thời biến, quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ », nghĩa là nhìn
hiện tượng trên trời để xét sự biến đổi của thời tiết, nhìn hiện tượng của
người ta trong xã hội để sửa đổi thiên hạ.

Lấy riêng từng chữ mà giải thích thì « văn » là nét vẽ, nghĩa là cái thể

hiện xinh đẹp ra bề ngoài. Nói đến văn, người ta nghĩ ngay đến sự trau
chuốt, thanh tao, điều hòa và tinh tế. Trái với Văn là Chất, nghĩa là cái gì
còn để tự nhiên, chưa trau chuốt, chưa gọt giũa.

Hóa là biến đổi cho tốt đẹp hơn. Nói đến « hóa » người ta nghĩ đến sự

cố gắng, sự cải cách, sự tiến bộ.

Như thế, Văn là một trạng thái tĩnh, còn hóa là một trạng thái động.

Tuy nhiên hai chữ ấy ngày xưa không thấy dùng liền nhau như một thành
ngữ. Trái lại chỉ thấy danh từ « văn minh » trong Kinh Lễ « tình thâm nhi
văn minh » nghĩa là lòng cảm động càng sâu thì bề ngoài càng sáng tỏ.
Trong Kinh Dịch, ở quẻ Kiền có câu : « Hiện long tại điền, thiên hạ văn
minh » nghĩa là rồng hiện ra ruộng thì vẻ ngoài của thiên hạ sáng rõ.

Tiếp xúc với văn học Âu Tây, người Nhật, người Tầu gặp danh từ «

culture », thấy mình không có danh từ tương đương phải lấy chữ « văn »,
chữ « hóa » ghép lại mà dịch danh từ « culture » của Tây phương. Danh từ
« văn hóa » khai sinh từ đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.