NÓI CÓ SÁCH - Trang 174

Cũng nên nói thêm một chút về nghệ thuật vì danh từ này được người

ta nói nhiều hơn hết cả bao giờ.

Nghệ thuật bao gồm tất cả mọi hoạt động nhằm mục đích nâng cao sự

thẩm mỹ. Tác động của thi ca, hội họa, điêu khắc, trang trí v.v… đều có giá
trị nghệ thuật.

Cái đẹp của nghệ thuật phải tiết ra muôn vẻ, muôn mầu, hầu hết do sự

sáng tạo của từng cá nhân, nên nó mang theo nhiều quan điểm cá nhân. Do
đó, tối đại đa số nghệ sĩ tán thành chủ nghĩa « nghệ thuật chí thượng » (tức
nghệ thuật vị nghệ thuật). Những người này chủ trương rằng mục đích của
chế tác nghệ thuật là bản thân của nghệ thuật. Nghệ thuật là kết tinh của cái
Đẹp thuần túy, nó siêu việt hơn cả những cái cao thượng nhất. Nghệ thuật
chí thượng chủ nghĩa chỉ nhằm thỏa mãn riêng cho nghệ sĩ, ngoài ra nếu nó
phù hợp với tình cảm của ai thì người đó có thể chấp nhận nó, chứ nó
không nhằm phục vụ mục đích nào khác. Phục vụ khác là sai với tinh thần
nghệ thuật.

Có « nghệ thuật vị nghệ thuật » thì cũng có người chủ trương « nghệ

thuật vị nhân sinh », nghĩa là nghệ thuật phải theo đuổi mục đích vì sự sống
của con người, phải giải quyết được các vấn đề thiết thực, đẩy mạnh lịch sử
tiến hóa của nhân loại.

Nghệ thuật không phải là kỹ thuật : kỹ thuật chỉ những chế tác có

mang một nội dung kỹ xảo thường dùng theo kết quả của các vật phẩm về
kiến trúc hay về cơ khí.

Song le, ngày nay đã có nhiều người dùng theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa

bóng của danh từ « nghệ thuật » thay thế cho kỹ thuật, nhất là trong trường
hợp sự tinh xảo của chế tác không thuộc về ngành cơ khí hay kiến trúc. Thí
dụ : nghệ thuật của anh thợ bạc, nghệ thuật của người leo dây, nghệ thuật
làm tiền (như Vũ Trọng Phụng đã viết trong cuốn Kỹ nghệ lấy Tây).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.