TẠI SAO LẠI GỌI LÀ TAM ĐẠI CHÍNH SÁCH
? CÓ KHÁC GÌ TAM TỰ CHÍNH SÁCH ?
Để chỉ cái gì dở, không đúng, người Việt chúng ta hay dùng tiếng «
tam đại » như « chuyện tam đại » để chỉ những chuyện viển vông từ đời
nào, hay « đồ tam đại » để chỉ những đồ hư hỏng, không thể dùng được
nữa.
Tam đại chính sách có phải là chính sách « bố láo » không ?
Tam đại chính sách là ba chính sách lớn. Danh từ này được đặt ra hồi
1917 do chủ trương của Trần Độc Tú với cuộc vận động văn học ở Trung
Hoa.
Nó gồm ba điểm lớn :
1) lật đổ văn học gọt giũa và bợ đỡ, xây dựng văn học quốc dân bình
dị và trữ tình.
2) lật đổ văn học cổ hủ và phô trương, xây dựng văn học tươi mới và
thiết thực.
3) lật đổ văn học dài dòng tối nghĩa, khó hiểu (chi, hồ, giả, dã), xây
dựng văn học xã hội, sáng sủa, gẫy gọn và thông thường.
Văn chương bạch thoại được phổ cập từ đó.
Hiện nay, ở nước ta, mỗi khi trong kế hoạch của chính phủ hay đoàn
thể, mỗi khi có ba chính sách gì lớn, kết hợp để thực hiện một chủ trương,
người ta cũng bắt chước gọi tắt là « tam đại chính sách ». Vì thế « tam đại
chính sách » không có một nội dung nhất định.
Từ thói quen dùng danh từ « tam đại » mà có « tam đại phát minh »
(thuốc súng, máy in, địa bàn) hoặc « tam đại kỷ luật » (kỷ luật của lộ quân
thứ tám gồm ba điều chính : vâng lời cấp chỉ huy, không được lấy sợi chỉ
của dân, không được bỏ việc công vì tư lợi)…