TẠI SAO LẠI CÓ DANH TỪ SAIGON ?
Sách « Đất Việt trời Nam » đưa ra ba nguồn khác nhau về danh từ «
Saigon » :
Saigon hoặc Sài-Còn (củi gòn) là một danh từ đã được thông dụng
trong thư từ của các giáo sĩ Tây phương đến đây hồi thế kỷ thứ 18.
1) Nguồn gốc Cao Miên : chữ Saigon phiên dịch ở chữ Preikor có
nghĩa là rừng gòn hay là Prei Nokor (rừng của vua).
2) Nguồn gốc Trung Hoa : Saigon do hai chữ Đê Ngạn (bờ đê) mà
người Quảng Đông đọc là Taigon hay Thầy Gòn. Đê Ngạn là một danh từ
mà người Trung Hoa đã dùng để phiên âm hai chữ Saigon, khi họ dời bỏ
Biên Hòa về Chợ Lớn năm 1778. Cũng có thể rằng người Tây phương tiếp
xúc trước tiên với người Tàu trong việc thương mại nên họ đã phiên âm Tai
Ngon ra Saigon chăng. Theo nhiều nhà hàng hải đã viếng Việt Nam hồi xưa
như John White (1820), thành phố Saigon gồm có Bến Nghé và Đê Ngạn.
Bến Nghé là Saigon nguyên thủy và Đê Ngạn là Chợ Lớn ngày nay vậy.
3) Saigon cũng viết là Tây Cống, nghĩa là nơi mà người Chân Lạp
miền Tây đem phẩm vật cống hiến cho chính phủ ta.
Vì thế bây giờ kêu là Sè Goòng, Thầy Gòn, Saigon đều được, nhưng
danh từ thông dụng nhất là Saigon.