NÓI CÓ SÁCH - Trang 185

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH, ĐƯỜNG LỐI

Chủ trương vừa là danh từ, vừa là động từ. Danh từ có nghĩa là kế

hoạch lớn được chấp nhận để đem ra thi hành. Thí dụ : ân xá toàn thể chính
trị phạm là một chủ trương của tân chánh phủ.

Khi chủ trương là động từ, nó có nghĩa là ấn định, áp dụng một biện

pháp để thực hiện kế hoạch. Thí dụ : nếu là nhà quân sự, tôi chủ trương
đánh nhanh, thắng nhanh.

Định nghĩa « chủ trương » (danh từ) là một kế hoạch « lớn » vì trong

chủ trương không có nội dung phương pháp thực hiện. Càng về sau, hai
tiếng chủ trương càng được đem sử dụng một cách rộng rãi kể cả trong
những việc lặt vặt hàng ngày. Thí dụ : chiều nay tôi chủ trương ăn mì chẳng
hạn.

Động từ chủ trương ở trong những trường hợp này chỉ có nghĩa là

quyết định, (tôi quyết định ăn mì), rất đơn giản vì hẹp.

Chính sách là một loạt những phương pháp để thực hiện chủ trương.

Thí dụ : trong chủ trương làm cho người cầy có ruộng, có các chính

sách nông tín, cải cách điền địa ; trong chủ trương dân chủ hóa kinh tế, có
chính sách tư sản hóa nông dân, phát triển kinh tế tư bản tư nhân ; trong
chủ trương đoàn kết dân tộc có chính sách đối với các đảng phái v.v…

Cho nên trong việc dùng chữ, ta nên chú ý cho kỹ. Không bao giờ nên

nói một cách cộc lổng : chính sách trung lập, mà phải nói : chủ trương
trung lập. Nếu nói chính sách trung lập thì phải nói rõ : chính sách trung lập
miền Nam Việt Nam trong chủ trương trung lập hóa toàn thể Đông Nam Á
Châu của De Gaulle.

Đường lối là con đường đi, cách thức phải theo để đạt tới mục đích.

Thí dụ : Đường lối chánh trị của tổng thống Nasser là cứng rắn. Để thực
hiện đường lối, người ta phải áp dụng sách lược.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.