NÓI CÓ SÁCH - Trang 187

HỘI ĐÀM, THÂM ĐÀM, HÒA ĐÀM, TỌA

ĐÀM, THOẠI ĐÀM

Hội đàm là gập gỡ nhau để nói chuyện. Danh từ này rất thông dụng.

Như ta thường nói : « Thủ tướng Anh Winston Churchill hội đàm với Tổng
thống De Gaulle ».

Thâm đàm là một cuộc nói chuyện thân mật. Thâm đàm cũng có khi

gọi thâm ngôn. Cả hai danh từ này không có nghĩa như nhiều người vẫn
tưởng lầm là câu chuyện hay lời nói thâm hiểm, ác hại. Chữ thâm ở đây là
sâu tận đáy lòng, là thân mật.

Danh từ thâm ngôn là một trong các danh từ mới được du nhập Việt

Nam. Do đó, có người đùa giỡn bằng cách nói trại « chúng mình ngồi
xuống đây thông ngôn (thay vì thâm ngôn) với nhau một chút chơi ».

Cũng nên coi chừng danh từ « thông ngôn » nói đùa mãi thành quen,

đến khi tìm thấy xuất xứ cũng khó lắm đấy.

Hòa đàm là hòa hoãn để nói chuyện với nhau, mong đến chỗ giải hòa.

« Hòa đàm Balê » là một thí dụ điển hình nhất cho danh từ hòa đàm.

Tọa đàm là ngồi mà nói chuyện. Song không phải nó chỉ ngụ ý khi nói

chuyện thì ngồi mà nói (vì thông thường có mấy trường hợp đứng hay nằm
mà nói chuyện !) mà còn nói chuyện một cách thoải mái. Danh từ này được
dùng để chỉ một cuộc họp mặt của một số người vừa phải cùng nhau trao
đổi, thảo luận, bàn bạc một vấn đề gì. Trong cuộc bàn bạc này, không cần
có chủ tịch hay nghi thức, trật tự gì hết, xoay quanh vài vấn đề đã định, ai
muốn nói gì thì nói, dễ dàng như một cuộc nói chuyện, có cười cợt, có pha
trò và nhất là rất nên điểm thêm cả đồ giải khát hay bánh kẹo.

Có thể nói các cuộc gập gỡ nhau ở các tiệm trà, quán nước hay đình

làng (trong thời kỳ kháng chiến, anh em vẫn họp ở đình làng, mỗi người kể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.