NÓI CÓ SÁCH - Trang 216

OANH KÍCH, PHỤC KÍCH, CÔNG KÍCH, DU

KÍCH…

Ít lâu nay các phóng viên chiến tranh vì nhu cầu phải dùng nhiều chữ

kích, do đó đôi khi có sự sai lầm. Một ký giả viết : « Máy bay Mỹ lại tái
pháo kích Bắc Việt ». Tốt hơn hết ta nên minh định lại những danh từ có
chữ kích.

Nói « máy bay Mỹ tái pháo kích Bắc Việt » là không đúng ; phải nói

là oanh kích. Oanh kích có nghĩa là đánh bằng cách thả bom (oanh tạc) :
máy bay Mỹ oanh kích các căn cứ địch.

Phục kích là quân đội nấp một chỗ, chờ địch đến mà đánh. Chữ phục

đây cùng ý với chữ phục binh, mai phục. Thí dụ : đoàn công voa đi đến
cách đèo Mụ Già chừng hai cây số thì bị phục kích, thiệt hại khá nặng nề.

Công kích có ý nghĩa rộng rãi hơn : đánh bằng võ khí.

Pháo kích chỉ một lối đánh rõ rệt hơn : đánh bằng trọng pháo, chớ

không phải đánh bằng gươm, bằng mã tấu, lựu đạn hay súng thường. Thí
dụ : bộ đội pháo kích vào vị trí địch, làm cho một đồn tan nát, số thương
vong khá lớn.

Xạ kích là danh từ chỉ những người chuyên bắn súng (đội xạ kích) ít

khi dùng làm động từ. Truy kích là địch chạy rồi còn đuổi theo để đánh.

Tập kích không có nghĩa là tập bắn như nhiều người tưởng mà cũng

không phải là tập trung một số rất đông quân lính lại để đánh, nhưng chỉ có
nghĩa là đánh úp. Tập kích còn có thể gọi là tập công.

Cuối cùng, du kích là một lối đánh không có mặt trận rõ rệt, khi ẩn khi

hiện thất thường. Chữ « du » có nghĩa là lang thang như du mục, nay đánh
đây mai đánh đó, không nhất định. Nói một cách nôm na, du kích từa tựa
như lối đánh lén, đánh rồi rút, chớ không công khai. Du kích có thể lấy một
số ít để đánh một số nhiều rồi bỏ đi nơi khác, hay trà trộn vào dân để cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.