TRÀO LỘNG, TRÀO PHÚNG, TRÀO MẠ VÀ U
MẶC
Cho đến bây giờ chưa mấy ai ấn định được đúng mức độ khác biệt
giữa những danh từ khôi hài, trào phúng, trào lộng, trào mạ.
Theo chúng tôi, trào lộng (cũng có thể kêu là triều lộng) nghĩa đen là
sự bỡn cợt bằng lời nói (trào hước). Trào lộng chỉ những lời hài hước
không mức độ để giễu cợt cho thỏa thích, nêu lên hết mọi khía cạnh của sự
việc, cốt để cười, cười cho lớn, cười « bể bụng ».
Ba Giai, Tú Xuất và gần đây Tú Xe, Tú Nạc, Tú Phe, Tú Rua, Tú Rít,
Tú Lơ Mông đều là những nhà văn trào lộng. Chọc ra mà cưởi, cười chết
thôi, cười chẩy nước mắt (và cũng để than khóc cho cuộc đời !).
Trào phúng : nghĩa dịu hơn trào lộng, chỉ những lời nói hay cử chỉ
bông đùa, tế nhị hơn, với mục đích can gián hay khuyên răn người.
Nếu nói trào lộng ít tinh thần xây dựng (hay hiểu theo phản ứng mạnh,
xây dựng một cách tiêu cực) thì trào phúng nhẹ nhàng và có nhiều ý thức
xây dựng hơn.
Các nhà văn như Tú Xương, Yên Đổ, hay gần đây như Tú Mỡ, Đồ
Phồn, Vũ Trọng Phụng… đều có một lối văn trào phúng.
Trái lại, trào mạ cũng là cười, nhưng đặt vấn đề chửi bới, thóa mạ
nhiều hơn vấn đề cười. Thí dụ như Thần Đăng (Đinh Hùng) làm thơ cười
trong báo Tự Do, chửi một họa sĩ, kiêm bào chế… sĩ :
Đào là đào mẹ, đào cha,
Đào tiên, đào tổ, đào tiền, đào xu.
Cũng nói về cái cười, còn một danh từ nữa mà người mình ít khi dùng
tới : u mặc. Có lẽ danh từ này xuất phát từ chữ humour của Pháp. Thái độ u
mặc là thái độ khôi hài, dùng châm biếm để bới vạch những sai lầm của
người đời. U mặc tuy bao hàm ý nghĩa hài hước, phúng thế, song chỉ