chuyên dùng lối khoái hoạt nhẹ nhàng. Nó còn ở mức độ nhẹ hơn trào
phúng một mức nữa.
Một tác phẩm u mặc là một tác phẩm chuyên dựa vào sự quan sát hợp
lý rồi đem những mâu thuẫn khách quan, những tính cách không hợp lý và
những ý chí cừu địch mà bộc lộ ra hoặc phản kích lại bằng giọng văn thú vị
nhẹ nhàng khiến độc giả hái được một thứ thực cảm tự nhiên thích đáng và
thấm thía, rồi nẩy ra mối phản ứng đồng tình.
U mặc văn chương không áp dụng đao to búa lớn, không chỉ trích trực
diện và chủ quan.
Thí dụ : bài thơ « Ông thừa tự thuật » không phải trào lộng, trào phúng
mà có thể liệt vào thơ u mặc.
Một nhà nho tài học uyên bác mà chỉ đỗ tú tài, sau vì sinh kế eo hẹp
phải đi làm thừa phái. Có bài thơ nhạo như sau :
Ông là thừa phái Hoàng nông,
Ông ngồi ông nghĩ mình ông thật thừa.
Người trong thế giới đã vừa
Cớ chi Trời lại mọc thừa ra ông…
Mắt thừa ông chẳng buồn trông
Sau khi kê ra tai, mũi, miệng, tay, chân, bụng, gan cái gì cũng là thừa,
tác giả viết :
Ông còn thừa cái gì không ?
Ông còn thừa cái giấu trong đũng quần.
Cô nào lịch sự thanh tân,
Hỏi rằng có thiếu, muốn mần ông cho !
Ngán cho cái bọn nhà nho,
Mất tiền mất của đi lo ông thừa !