NÓI CÓ SÁCH - Trang 50

LƯU MANH, DU ĐÃNG, DU THỦ DU THỰC

KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

Đối với những người chơi bời lêu lổng, tư cách xấu xa, ta thường gán

cho cái tên lưu manh, du đãng, du thủ du thực. Trong những danh từ ấy có
gì khác nhau không ?

Lưu manh là một danh từ mới. Lưu là lang thang, trôi nổi (như lưu

thủy), manh là liều lĩnh, ẩu tả. Lưu manh lúc đầu chỉ để gọi những kẻ bỏ
nghề nghiệp sinh sống chính đáng để đi lang thang dông dài và làm điều
xằng bậy.

Sau này, danh từ lưu manh dùng để chỉ chung tất cả những hạng người

mất dạy, lừa đảo, « cầu bơ cầu bất », không cần biết họ có tham gia sinh
sản hay không. Có thể họ vô nghệ nghiệp, đi làm nghề ăn cắp, đĩ bợm ; có
thể họ có nghề nghiệp nhưng là một thứ nghề nghiệp lấy lừa đảo làm chính.

Theo cộng sản, tất cả những người hành nghề như ăn cắp, gái điếm, cờ

bạc, phù thủy, thày cúng, bói mù (không căn cứ vào một định lý khoa học
nào) đều là những người lưu manh.

Những người đó phần đông lại là những người nghèo khổ, vì sinh kế

quá khó khăn nên bắt buộc phải làm điều xấu. Vì thế mà gọi họ là hạng «
lưu manh vô sản giai cấp » hay « nhị lưu tử ».

Những người vì túng thiếu mà phải đi ăn mày, ăn xin không thuộc vào

hạng « nhị lưu tử » ; song nếu họ vừa ăn xin vừa dùng lời lẽ dối trá hay có
những hành động lừa đảo thì họ là « nhị lưu tử ».

Năm 1953, Trung Cộng khoe đã cải tiến được 30.000 nhị lưu tử trở

thành « lao động gương mẫu » (?!)

Du đãng, nghĩa đen là chơi bời phóng túng. Ngày nay, danh từ du đãng

cũng được dùng để chỉ nhiều hạng người lắm. Thanh niên điếm đàng, đi
đầu đường góc phố ; anh chị « kẹ » ở bến xe, máy nước ; hạng người vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.