NÓI CÓ SÁCH - Trang 64

CỔ HỦ, CỔ GIẢ, CỔ ĐIỂN

Nói về các nhà văn tiền chiến, có người viết trên một tập san chê các

nhà văn tiền chiến là cổ điển. Qua chữ cổ điển họ muốn nói rằng văn
chương, tư tưởng, của các nhà văn tiền chiến hủ lậu, cổ hủ. Thật ra cổ điển
không bao giờ có nghĩa là cổ hủ, cổ giả.

Cổ giả là người xưa cũ, người nhà quê, cổ hủ là hủ lậu, quê mùa. Chữ

cổ điển không bao giờ có nghĩa là quê mùa cả. Cổ điển là danh từ để chỉ
những tác phẩm nghệ thuật của cổ đại Hy Lạp và La Mã. Nới rộng nghĩa ra,
cổ điển dùng để chỉ chung những tác phẩm hay nhất của trào lưu nghệ thuật
một thời đại được công nhận là mẫu mực. Thí dụ : đến bây giờ các trường
vẫn còn học văn học cổ điển Pháp. Hay : báo Tri Tân có cái công dịch
nhiều sách cổ điển của Việt Nam bằng chữ Hán ra chữ Việt.

Chủ nghĩa cổ điển là quan niệm và trào lưu nghệ thuật thịnh hành ở

Âu Châu hồi thế kỷ 17 và 18, chú trọng phục hồi tinh thần và hình thức cổ
đại Hy Lạp và La Mã.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.